Thủ tục xin cấp trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online) tại Hà Nội? Hồ sơ xin cấp trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online)? Thời gian giải quyết thủ tục xin trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online)? Mức thu phí, lệ phí? Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh?
Hiện nay, nhiều trường hợp bởi nhiều lý do khác nhau như bị mất, hư hỏng, rách,… giấy khai sinh. Việc mất giấy khai sinh bản gốc khiến người dân phải tiến hành xin cấp trích lục khai sinh. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội cùng với đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển do đó nhằm mục đích rút gọn thủ tục hành chính hành chính thì Nhà nước ta đưa ra quy định đăng ký thủ tục hành chính online thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia. Do đó, trường hợp mất, hư hỏng, rách,… giấy khai sinh thì hoàn toàn có thể thực hiện trực tuyến (online). Vậy, Thủ tục xin cấp trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online).
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hộ tịch;
–
– Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online) tại Hà Nội:
Hiện nay, việc thực hiện thủ tục cấp bản sao trích lục giấy khai sinh khi quý bạn đọc muốn đăng ký trực tuyến, giảm thời gian và chi phí đi lại cho người yêu cầu. Thủ tục xin cấp trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online) ở Hà Nội được thực hiện như sau:
Bước 1:
Quý bạn đọc tiến hành truy cập vào trang: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/ , cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến của Thành phố Hà Nội.
Bước 2:
Quý bạn đọc Click vào chọn bảng hiển thị các loại dịch vụ, trên danh sách Loại dịch vụ công -> Sau đó Click chọn cấp thực hiện loại dịch vụ công: cấp Thành Phố, cấp Quận, Huyện, và cấp Xã, Phường, Thị trấn.
Bước 3:
Quý bạn đọc thực hiện thủ tục trích lục hộ tịch (online) thì quý bạn sẽ lựa chọn ở cấp xã, phường, thị trấn –> Chọn mục tư pháp –> Chọn mục trích lục hộ tịch, quý bạn đọc click vào cấp bản sao trích lục khai sinh.
Bước 4:
Sau khi quý bạn đọc đã click vào mục cần xin trích lục.
Quý bạn đọc tiến hành việc kê khai các thông tin trực tuyến trên bảng hiển thị có sẵn. Cần lưu ý rằng, đối với các mục đánh dấu (*) là bắt buộc, ngoài ra các mục không có dấu sao có thể không cần kê khai.
Bước 5:
Quý bạn đọc tiến hành Chụp Scan các tài liệu trong hồ sơ: bao gồm các loại giấy tờ nêu tại mục 2 dưới đây);
Bước 6:
Sau khi quý bạn đọc tiến hành gửi yêu cầu, trên cổng thông tin sẽ gửi thông báo đăng ký thành công bằng tin nhắn vào số điện thoại của bạn và Email của bạn.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ đầy đủ, quý bạn đọc sẽ nhận được thông báo tiếp nhận từ bộ phận tiếp nhận trả kết quả và thời gian trả kết quả cho bạn. Sau khi xử lý thành công quý bạn đọc sẽ nhận được tin nhắn đã có kết quả và bạn chỉ việc đến cơ Ủy ban nhân dân xã, phường để nhận kết quả.
Sau khi hoàn tất thủ tục cấp trích lục khai sinh online theo các bước nêu trên thì quý bạn đọc, người có yêu cầu mang toàn bộ giấy tờ bản chính đến Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi để đối chiếu hồ sơ để được cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục giấy khai sinh.
2. Hồ sơ xin cấp trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online):
Căn cứ theo quy định
(1) Giấy tờ chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh như:
– Căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu; hoặc
– Các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
(2) Sổ hộ khẩu, Giấy tạm trú;
(3) Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục giấy khai sinh nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức;
(4) Văn bản ủy quyền và giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền;
Lưu ý: Đối với trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, ông, bà, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng/chứng thực, tuy nhiên cần phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
Các trường hợp ủy quyền khác thì cần phải có văn bản ủy quyền được công chứng/chứng thực theo quy định của pháp luật.
3. Thời gian giải quyết thủ tục xin trích lục giấy khai sinh trực tuyến (online):
Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh.
Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trong thời hạn 05 ngày làm việc thì Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh.
4. Mức thu phí, lệ phí:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định về Mức thu phí, lệ phí như sau:
STT | Nội dung | Mức thu |
1 | Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam | 3.000.000 đồng/trường hợp |
2 | Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam | 2.500.000 đồng/trường hợp |
3 | Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam | 2.500.000 đồng/trường hợp |
4 | Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch | 8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký |
5 | Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam | 100.000 đồng/trường hợp |
6 | Phí xác nhận là người gốc Việt Nam | 100.000 đồng/trường hợp |
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 các trường hợp miễn phí, lệ phí bao gồm các trường hợp sau đây:
Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam, xin trở lại quốc tịch Việt Nam:
– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Những người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huy chương, Huân chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
– Người mất quốc tịch xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú; Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam.
– Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, mà kiều bào này có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú được miễn phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam.
5. Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh:
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:
– Bản sao được cấp từ sổ gốc sẽ có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
– Sổ gốc được hiểu là sổ do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung chính xác đầy đủ như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
Như vây, dựa vào các quy định trên cho thấy sổ hộ tịch được hiểu là một loại sổ gốc, bản sao trích lục hộ tịch chính là bản sao được cấp từ sổ gốc (sổ hộ tịch). Do đó, bản sao trích lục giấy khai sinh có giá trị tương tương đương với bản chính.