Thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa quy định tại Nghị đinh số 91/2009/NĐ-CP.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Giáp Thu Hường nhân viên kinh doanh bên công ty CP truyền thông và giải trí Ngôi Sao Mới, ở Hà Nội. Hiện tại công ty tôi đang cần xin cấp giấy phép để kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa. Vậy, cần có những thủ tục nào để xin cấp giấy phép để kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa .
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
Theo quy định tại Điều 19 Nghị đinh số 91/2009/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:
“1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
d) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
đ) Phương án kinh doanh;
e) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
g) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.
2. Đối với hộ kinh doanh:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;
b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;
d) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
đ) Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.”
Như vậy, Công ty bạn là công ty cổ phần nên phải có đầy đủ các giấy tờ yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 nêu trên và tùy vào cách thức vận chuyển hành khách, hàng hóa của công ty bạn mà cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ quy định tại Điểm g.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, Về tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép
Theo quy định tại Điều 21 Nghị đinh số 91/2009/NĐ-CP Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:
“1. Tiếp nhận hồ sơ
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được gửi đến cơ quan cấp Giấy phép theo đường bưu điện hoặc người đại diện của đơn vị kinh doanh nộp trực tiếp, cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ và gửi giấy biên nhận cho người nộp;
b) Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép”.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.