Vấn đề quảng cáo là điều kiện cốt lõi trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp kinh doanh về mỹ phẩm. Bởi quảng cáo mới có thể đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất. Dưới đây là thủ tục xin cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm của các doanh nghiệp:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để xin cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20
– Doanh nghiệp xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm phải có đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
– Mỹ phẩm quảng cáo phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế.
– Nội dung quảng cáo mỹ phẩm bao gồm:
+ Tên mỹ phẩm.
+ Tính năng, công dụng của mỹ phẩm.
+ Thông tin của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: gồm tên, địa chỉ.
+ Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
– Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các giấy tờ sau:
+ Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược.
+ Để chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế thì phải có tài liệu tương ứng.
– Lưu ý: khi quảng cáo không được gây hiểu nhầm đó là sản phẩm thuốc.
– Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ nội dung quy định bao gồm:
+ Tên mỹ phẩm.
+ Tính năng, công dụng của mỹ phẩm.
+ Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.
2. Thủ tục xin cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Theo quy định tại Điều 13, Điều 15
– Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo (theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BYT).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Các nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
+ Có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo: đối với trường hợp quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình.
+ 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo: đối với trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình. Nội dung phải được miêu tả rõ cũng như các phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh, phần lời và phần nhạc.
+ Trường hợp quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: cần có mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình phải được cơ quan phê duyệt còn hiệu lực.
– Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận.
– Trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt phải có mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.
– Trường hợp nếu có ủy quyền thì có văn bản ủy quyền hợp lệ.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 09/2015/TT-BYT, thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế, cụ thể là:
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn quản lý của Sở Y tế.
Do vậy, người có nhu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Sở Y tế Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu. Thời gian giải quyết tối đa là 90 ngày, tính từ 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BYT. Thời hạn giải quyết là trong 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.
– Nếu như cơ quan có thẩm quyền không thực hiện cấp Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung trong thời gian là 05 ngày làm việc.
Bước 4: Thực hiện công bố trên Cổng thông tin điện tử:
Sau khi hoàn tất thủ tục, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục mỹ phẩm thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
3. Các phương tiện quảng cáo mỹ phẩm:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo, các đơn vị doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo bao gồm:
– Thông qua báo chí.
– Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
– Trên các trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
– Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
– Các phương tiện giao thông.
– Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
– Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo.
– Trên các vật thể quảng cáo.
– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
4. Mức xử phạt với hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm:
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm sẽ bị xử phạt như sau:
– Với hành vi quảng cáo mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận nhưng khi quảng cáo ở địa phương khác mà không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi quảng cáo biết: bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm. tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình: bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi:
+ Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
+ Chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm mà đã thực hiện quảng cáo mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn.
+ Quảng cáo mỹ phẩm thiếu nội dung, cụ thể là thiếu một trong số các nội dung sau:
Tên mỹ phẩm.
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Các cảnh báo theo quy định
Các tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm.
– Đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Ngoài bị phạt tiền như trên, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Bắt buộc phải thực hiện cải chính thông tin.
+ Phải buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Luật Quảng cáo 2012.
Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.