Trong quá trình đẩy mạnh hợp tác phát triển với các nước láng riêng, thì hoạt động giao thông vận tải quốc tế là vấn đề không thể thiếu và cần được quan tâm hơn cả. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS:
Hiện nay, thuật ngữ giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS chưa thực sự phổ biến trong đời sống xã hội, bởi vì đây được xác định là thuật ngữ chuyên ngành. Các phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của các doanh nghiệp và hợp tác xã đã được cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS thì sẽ được cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế, để các chủ thể này có thể vận tải hành khách và hàng hóa ngoài lãnh thổ của Việt Nam và trong phạm vi quốc tế một cách tự do và hợp pháp. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì dừng phương tiện của các doanh nghiệp hợp tác xã khi được cấp giấy phép vận chuyển đường bộ GMS tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chỉ được phép tiến hành hoạt động vận tải hàng hóa và vận tải hành khách qua lại theo các tuyến đường và hành lang, các cặp cửa khẩu như đã quy định trong quá trình xin cấp giấy phép. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 119/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới, có thể hiểu, giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS sẽ được cấp cho những đối tượng nhất định, cụ thể là loại hình giấy phép vận tải đường bộ quốc tế này sẽ được cấp cho các đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam khi các đơn vị này thực hiện hoạt động vận tải quốc tế GMS. Thẩm quyền cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS chép thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục đường bộ Việt Nam, cấp theo trình tự và thủ tục luật định.
Qua tìm hiểu thì được biết, GMS hình thành từ năm 1992 theo sáng kiến của ngân hàng phát triển châu Á. GMS chính là chương trình hợp tác toàn diện nhất và hoàn chỉnh nhất trong khuôn khổ tiểu vùng sông Mê Kông, bao gồm quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, tỉnh Vân Nam cùng với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Ngoài ra, GMS hướng đến mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, viễn thông du lịch và đầu tư phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến hành lang kinh tế Đông Tây chạy ngang qua tiểu vùng từ cảng Đà Nẵng của Việt Nam thông qua quốc lộ số 9 tại Lào và Thái Lan, Myanmar. Thủ tục xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS thông thường sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế sẽ được nêu trong phần dưới đây. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi nhận trong trường hợp này là Tổng cục đường bộ Việt Nam. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ, có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh hoặc thông qua bưu điện, nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Sau khi nhận hồ sơ thì Tổng cục đường bộ Việt Nam sẽ tiến hành hoạt động xử lý hồ sơ và xem xét hồ sơ theo quy định của pháp luật. Phân công chuyên viên nghiên cứu và thẩm định hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ cần phải sửa đổi và bổ sung thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo để khách hàng bổ sung làm lại hoặc trả hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đã đầy đủ thì, trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thực hiện hoạt động cấp giấy phép vận tải đường bộ GMS cho các chủ thể nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức và cá nhân. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này đó là giấy cho phép vận tải đường bộ quốc tế GMS.
Như vậy có thể nói, Sở Giao thông vận tải các tỉnh có cửa khẩu biên giới thực hiện Hiệp định GMS cấp giấy phép cho phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn địa phương. Riêng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có cửa khẩu biên giới thực hiện Hiệp định GMS có thể đề nghị cấp giấy phép cho phương tiện tại cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có cửa khẩu biên giới thực hiện Hiệp định GMS.
2. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS:
Chuẩn bị hồ sơ là một trong những giai đoạn quan trọng trong hoạt động thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 119/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới, hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS sẽ bao gồm những thành phần cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị xin cấp phép vận tải đường bộ quốc tế GMS Cho các phương tiện theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao có công chứng đối với giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy đăng ký phương tiện và hợp đồng thuê phương tiện giao kết dựa trên cơ sở tự nguyện với các tổ chức và cá nhân cho thuê tài chính, hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên với hợp tác xã nếu như phương tiện đó không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với bên thứ ba.
3. Điều kiện cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS:
Để được cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS, cần phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần phải đáp ứng điều kiện đối với phương tiện, bao gồm:
– Đối với loại phương tiện là xe vận chuyển hành khách thì đó phải là lái xe từ 10 chỗ trở lên bao gồm cả người lái;
– Đối với loại xe vận chuyển hàng hóa thì đó phải là xe liên kết cứng hoặc xe đầu kéo có sơ ri móc;
– Phải có ký hiệu phân biệt quốc gia giữa các phương tiện với nhau;
– Mỗi phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách qua lại tại khu vực biên giới phải xuất trình cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những loại giấy tờ như giấy đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường, giấy phép vận chuyển đường bộ GMS có kèm theo sổ theo dõi hoạt động của phương tiện, danh sách khách hàng tuyến cố định đối với xe vận chuyển hành khách hoặc phiếu gửi hàng đối với xe vận chuyển hàng hóa, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba. Trong trường hợp những giấy tờ trên không được in xong ngữ thì phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh.
Thứ hai, cần phải đáp ứng điều kiện đối với lái xe và nhân viên phục vụ, hành khách trên xe, bao gồm:
– Lái xe qua biên giới phải mang theo những giấy tờ hợp lệ và còn hiệu lực, những giấy tờ này phải được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ví dụ như: hộ chiếu còn thời hạn hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương với hộ chiếu, thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ trường hợp được miễn thị thực, giấy phép lái xe in xong ngữ, trong trường hợp không có tiếng Anh thì phải có bản dịch giấy phép lái xe bằng tiếng Anh;
– Đối với hành khách và nhân viên phục vụ trên xe phải xuất trình được hộ chiếu và giấy tờ có giá trị thay thế cho hộ chiếu, thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trừ những trường hợp được miễn thị thực;
– Lái xe và hành khách cùng với nhân viên phục vụ trên xe trong quá trình suất nhập cảnh tại cửa khẩu phải chịu sự kiểm tra và giám sát của cơ quan chuyên ngành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 119/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới.