Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn? Thẩm quyền của thẩm phán xét xử phúc thẩm?
Hiện nay, thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đã trở nên quen thuộc và là một chế định quan trong trong hệ thống pháp luật tố tụng dân sự. Việc ban hành quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đã đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn giải quyết tranh chấp tại
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn:
1.1. Quy định về kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục tố tụng rút gọn:
Theo Điều 322
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là bảy ngày, kể từ ngày tuyên án.
– Đối với các đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết.
– Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày.
– Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định.
Như vậy, ta nhận thấy, thời hạn kháng cáo của đương sự và kháng nghị của Viện kiểm sát đối với ản án, quyết định theo thủ tục tố tụng rút gọn đã được rút ngắn hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
1.2. Quy định về thụ lý vụ án phúc thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn:
Sau khi Toà án đã nhận được hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị thì việc thụ lý phúc thẩm vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn được thực hiện như thủ tục tố tụng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Tòa án ghi vào sổ thụ lý và
1.3. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục tố tụng rút gọn:
Theo quy định tại Điều 323 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn theo quy định là một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Trong thời hạn một tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp cụ thể mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong các quyết định sau đây đối với vụ án dân sự:
– Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
– Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
– Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Trong trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn.
Đối với trường hợp xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án sẽ ra quyết định chuyển sang thủ tục thông thường và thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường theo đúng quy định của pháp luật.
1.4. Phiên tòa xét xử phúc thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giống ở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục rút gọn, phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn cũng sẽ được tiến hành theo một trình tự đơn giản, nhanh chóng. Đối với phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn thì quyền bảo vệ và quyền tranh tụng của các đương sự trong vụ án dân sự cũng được bảo đảm hạn chế hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp sẽ phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Đối với trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Còn đối với trường hợp đương sự không có kháng cáo đã được Tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
Về thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn cũng được tiến hành đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường như thủ tục bắt đầu phiên tòa, trình bày, tranh luận, đối đáp được rút gọn so với thủ tục phúc thẩm thông thường và không có thủ tục nghị án. Cụ thể như sau:
– Thẩm phán sẽ trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu có.
– Các chủ thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án dân sự.
– Sau khi đã kết thúc việc tranh luận và đối đáp, kiểm sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Cần lưu ý rằng, ngay sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục tố tụng rút gọn, kiểm sát viên sẽ phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án theo đúng quy định pháp luật.
2. Thẩm quyền của thẩm phán xét xử phúc thẩm:
Khi xem xét bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán có các quyền cơ bản như sau:
– Thứ nhất: Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Thẩm phán sẽ không chấp nhận kháng cáo hoặc kháng nghị trong trường hợp các kháng cáo, kháng nghị đó không có căn cứ và thẩm phán sau khi xem xét vụ án nhận thấy tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng.
– Thứ hai: Sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Nếu thông qua việc xét xử phúc thẩm, thẩm phán nhận thấy tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn không đúng pháp luật thì thẩm phán có thể sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm.
– Thứ ba: Hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán sẽ có quyền ra quyết định hủy bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Thẩm phán sẽ có quyền ra quyết định hủy bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn khi việc chứng minh và xác định chứng cứ không theo đúng quy định của pháp luật hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
+ Thẩm phán sẽ có quyền ra quyết định hủy bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn khi thẩm phán thuộc một trong các trường trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo quy định tại Điều 52, 53 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc có vi nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
+ Theo quy định tại khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm phán huỷ bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục thông thường nếu vụ án không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Thứ tư: Hủy bản án sơ thẩm và đình chi giải quyết vụ án:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các thẩm phán có quyền ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Thứ năm: Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm:
Theo quy định tại cụ thể tại khoản 1 Điều 316 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, khoản 6 Điều 324 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm phán đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm nếu vụ án có một trong các căn cứ quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Các bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định.
Ta nhận thấy, thẩm phán có những vai trò quan trọng trong quá trình xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, ban hành các quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giải quyết vụ án dân sự. Hiện nay, các căn cứ để Thẩm phán ra một trong các quyết định nêu trên được thực hiện theo quy định chung tại Điều 109, Điều 310, Điều 311 và Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.