Thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật. Muốn được xác nhận là người khuyết tật phải làm thế nào?
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Hiện nay đề đảm bảo cuộc sống cho người khuyết tật, những con người không mắn về thể chất, pháp luật đã có những quy định để giúp đỡ, hỗ trợ họ. Vậy thủ tục để được nhận chế độ này được thực hiện chế độ này như thế nào, dưới đây là bài viết trình bày rõ về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Cách xác định người khuyết tật và hồ sơ xin xác nhận khuyết tật
Hiện nay theo quy định của Luật người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được chia vào các dạng và mức độ như sau:
- Các dạng khuyết tật: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; và dạng khuyết tật khác
- Các mức độ khuyết tật: mức độ khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng
Việc xác định mức độ khuyết tật là căn cứ để xác định đối tượng hưởng chế độ người khuyết tật, vì theo quy định tại Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 thì đối tượng được hưởng chế độ khuyết tật là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Việc xác định mức độ khuyết được xác định bởi Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập. Bao gồm: Chủ tịch UBND cấp xã là Chủ tịch hội đồng, trạm trưởng trạm y tế xã; Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội; Người đứng đầu hoặc cấp phó của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cấp xã; Người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật cấp xã nơi có tổ chức của người khuyết tật.
Trình tự thủ tục xin xác nhận khuyết tật gồm:
Bước 1: người có nhu cầu xin xác nhận khuyết tật, hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn gửi lên Chủ tịch UBND xã nơi người khuyết tật cư trú để xin xác nhận khuyết tật
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn của người có nhu cầu làm đơn, thì Chủ tịch UBND phải có trách nhiệm triệu tập triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
Bước 2: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tiến hành xác định, và tiến hành lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và kết luận
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.
2. Trợ cấp xã hội và Hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
Theo quy định tại Điều 44 Luật người khuyết tật được hướng dẫn tại Điều 16 và 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP và Điều 4
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
- Theo đó thì hệ số trợ cấp được xác định như sau:
-Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
-Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
-Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
-Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.
- Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
– Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
-Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;
– Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1
-Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP này.
3. Thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Hiền, tôi đang có con trai bị khuyết tật tầm nhìn, tôi muốn hỏi thủ tục để con trai tôi được xác nhận là người bị khuyết tật, tôi cần làm những thủ tục gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Để con bạn được xác nhận là người khuyết tật, bạn cần làm thủ tục xác định người khuyết tật và Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sẽ xác định mức độ khuyết tật của con bạn, từ đó đưa ra kết luận về mức độ khuyết tật cũng như xác nhận con bạn có đủ tiêu chuẩn hay không? Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập gồm các thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật khuyết tật năm 2010 (Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH).
Về thủ tục xác nhận người khuyết tật :
1.Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật.
Theo Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
+Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
+ Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực.
2 .Trình tự, thủ tục thực hiện xác định mức độ khuyết tật.
Theo Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH, bạn cần thực hiện các trình tự thủ tục sau:
a) Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
b)Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4
+Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH
c)Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
d) Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội).
>>> Luật sư
Ngoài ra, về trình tự thủ tục cấp Giấy xác nhận khuyết tật:
Đối tượng áp dụng của điều khoản này là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuy nhiên bạn cần tham khảo để biết được thời gian có kết quả xác nhận. Theo Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH về trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận khuyết tật thì trình tự cấp giấy xác nhận khuyết tật, bao gồm:
Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.
Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.