Thủ tục xác định mẹ cho con như thế nào? Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con.
Thủ tục xác định mẹ cho con như thế nào? Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có gửi con gái cho dua em gái tôi giữ dùm trong thời gian tôi di làm xa nhà e gái tôi dã làm giấy tờ cho con gái tôi vao hộ khẩu của em tôi la con cua mình va khong chịu trả con lai cho tôi .nhu vậy xin luật su cho y kiến toi phải làm sao ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ quy định tại Điều 14, Luật hộ tịch năm 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh như sau:
“Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.”
Như vậy, tên mẹ của cháu trong giấy khai sinh là tên của chị thì chị vẫn là mẹ hợp pháp của cháu. Và người em gái chị không có quyền nhận là con chị ấy. Nếu tên mẹ của cháu trong giấy khai sinh lại là tên của em gái chị mà hai bên xảy ra tranh chấp thì chị có thể yêu cầu tòa án xác định đó là con của mình ( Khoản 2, Điều 89, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp này được quy định tại Điều 101, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thủ tục xác định mẹ cho con: 1900.6568
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Căn cứ quy định tại Điều 13, Luật cư trú năm 2006 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
“Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Và theo hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA thì” Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc cha hoặc mẹ, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã". Như vậy, việc chị gái của chị thực hiện nhập khẩu cho cháu vào gia đình chị ấy mà không có sự đồng ý của chị là trái với quy định của pháp luật. Chị có thể yêu cầu UBND cấp xã giải quyết tranh chấp này và cải chính hộ tịch cho cháu chuyển khẩu về với chị.