Thủ tục nhập khẩu máy móc hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân lần đầu nhập khẩu máy móc thì cần phải đặc biệt lưu ý đến chính sách và quy định nhập khẩu. Dưới đây là thủ tục và thuế nhập khẩu máy xúc, máy đào và máy ủi.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đào, máy ủi:
Trước hết, máy xúc, máy đào, máy ủi … và các loại máy móc trang thiết bị công nghệ khác chuyên dùng cho hoạt động xây dựng, san lấp, nạo vét … các phương tiện này được nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của Việt Nam từ nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu … Vì vậy quy định của pháp luật về quy trình và thuế nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị này được quan tâm đặc biệt. Nhìn chung, quy trình nhập khẩu máy xúc, máy đào, máy ủi được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu máy móc. Hồ sơ nhập khẩu máy móc bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây:
– Giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ khoa học và Công nghệ cung cấp;
– Hợp đồng bán hàng, vận đơn;
– Giấy chứng nhận xuất xứ;
– Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa;
– Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng;
– Tờ khai hải quan theo mẫu do pháp luật quy định;
– Hóa đơn thương mại.
Bước 2: Thực hiện thủ tục khai báo hải quan tại Chi cục hải quan. Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục hải quan nơi máy móc nhập khẩu vào Việt Nam, với thành phần hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu theo như phân tích nêu trên.
Bước 3: Đưa hàng về kho bảo quản. Hiện nay có hai phương pháp để các cán bộ đăng kiểm kiểm tra hàng hóa, cụ thể có thể kể đến phương pháp như: tại kho riêng của chủ hàng, hoặc tại bãi cảng nơi tàu cập bờ để dỡ hàng. Với hàng hóa nhỏ, đóng trong container thì lên chọn phương án đầu tiên để đưa về kho riêng làm thủ tục đăng kiểm. Nếu hàng không container thì có thể lựa chọn một trong hai phương án đều phù hợp. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong thời gian chờ thông quan, không được phép sử dụng và mua bán hàng hóa đó, nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Nếu muốn xin tạm giải phóng hàng hóa về kho trước khi có kết quả đăng kiểm thì cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Công văn đề nghị cho phép đưa hàng về kho riêng, sơ đồ thiết kế kho bãi, thẩm định phòng cháy chữa cháy của khu vực kho bãi, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho bãi. Đồng thời, khi nộp đủ hồ sơ và nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, cơ quan hải quan sẽ duyệt cho phép đưa hàng về kho để làm thủ tục tiếp theo.
Bước 4: Đăng kiểm thực tế. Hiện nay có nhiều nơi để đăng kiểm. Các cán bộ đăng kiểm sẽ tiến hành thủ tục đăng kiểm thực tế hàng hóa tại kho riêng của chủ hàng hoặc có thể thực hiện thủ tục đăng kiểm tại bãi cảng nơi dỡ hàng. Đối với máy đào, xe nâng có kích thước nhỏ, đóng trong container thì chủ hàng có thể lựa chọn phương án thứ nhất (tức là phương án đưa về kho riêng để thực hiện thủ tục đăng kiểm), cách này sẽ thuận lợi hơn trong quá trình lắp đặt, chạy thử và tiết kiệm phí lưu kho tại bãi cảng. Nếu hàng hóa là hàng rời, không đóng trong container thì có thể lựa chọn một trong hai phương án đều hợp lý. Sau đó cần phải tiến hành thủ tục nộp thuế. Thông thường, thuế nhập khẩu là 0 % và thuế giá trị gia tăng là 10 %. Doanh nghiệp nhập khẩu các loại máy móc cần phải nộp thuế theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Bước 5: Nhận hàng và thông quan hàng hóa. Sau khi có kết quả kiểm định các loại giấy tờ, chứng từ hải quan, các cán bộ hải quan sẽ thông báo kết quả thông quan hàng hóa. Sau thời điểm thông quan hàng hóa, hàng hóa mới được phép sử dụng và đưa vào giao dịch, mua bán. Tuy nhiên cần phải lưu ý, một số chủ hàng có hành vi vi phạm pháp luật bằng cách tiến hành bán hàng hóa lai sau khi kiểm định mà chưa có kết quả thông quan, nếu hàng hóa được tiêu thụ trong khi chờ kết quả thông quan và bị các cơ quan hải quan phát hiện thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, đồng thời không được phép xin đưa hàng hóa về bảo quản cho các lô hàng tiếp theo ít nhất trong khoảng thời gian 06 tháng.
2. Quy định về thuế nhập khẩu máy xúc, máy đào, máy ủi:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, máy xúc và máy đào không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Quyết định 18/2019/QĐ-TTg, không có quy định cụ thể về độ tuổi của máy xúc/máy đào hoặc máy ủi nhập khẩu đã qua sử dụng, vì vậy hoàn toàn có thể nhập khẩu các loại máy móc này đã qua sử dụng (hay còn được gọi là máy móc cũ).
Trong quá trình nhập khẩu các loại máy xúc, máy đâu, máy ủi cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế, trong đó có thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Thuế nhập khẩu sẽ được xác định trên mã số hàng hóa. Mã hàng hóa nhập khẩu máy xúc, máy đào và máy ủi sẽ được định dạng dưới mã HS. Định dạng mã HS Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy xúc, máy đau sẽ dựa trên chủng loại, thông số kĩ thuật của từng phương tiện khác nhau. Mã HS tương ứng với từng loại máy móc và kèm theo biểu thuế nhập khẩu riêng biệt. Mã HS Đây được sử dụng và quy định tại tiểu mục 8429 trong biểu thuế suất nhập khẩu. Cụ thể như sau:
Mô tả hàng hóa | Mã HS | Thuế ưu đãi (%) |
Máy xúc, máy đào và các loại phương tiện chuyển đất bằng gàu tự xúc, các loại phương tiện chuyển đất bằng gàu tự xúc lắp phía trước | 84295100 | 0% |
Máy xúc, máy đào và các loại phương tiện chuyển đất bằng gàu tự xúc, các loại phương tiện có phần trên xoay 360 độ | 84275200 | 0% |
Theo đó:
– Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất;
– Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu = (Trị giá CIF x thuế nhập khẩu) x % thuế suất giá trị gia tăng.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, máy xúc, máy đào, máy ủi là mặt hàng thuộc nhóm xe máy chuyên dùng có mã số HS nằm trong chương số 84 quy định cụ thể tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ tài chính ban hành, có thuế:
– Thuế nhập khẩu là 0%;
– Thuế giá trị gia tăng là 10%.
3. Một số lưu ý khi đăng kiểm máy xúc, máy đào, máy ủi nhập khẩu:
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu các loại máy móc, đăng kiểm là một trong những giai đoạn bắt buộc. Trước khi đưa hàng hóa về đến bến cảng thì cần phải thực hiện thủ tục đăng kiểm máy xúc. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình đăng kiểm sẽ bao gồm:
– Giấy đăng ký kiểm tra;
– Hóa đơn thương mại;
– Giấy xác nhận giá trị hàng hóa nhập khẩu;
– Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất;
– Tài liệu giấy tờ mô tả thông số kĩ thuật liên quan đến máy móc;
Tuy nhiên cần phải lưu ý, đối với các loại máy móc đã qua sử dụng thì nên làm thủ tục đăng kiểm ngay sau khi có giấy báo hàng đã cập cảng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Thông tư 173/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ;
– Thông tư 22/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng;
– Thông tư 05/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái;
– Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan;
– Quyết định 18/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng;
– Quyết định 28/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
THAM KHẢO THÊM: