Một số quy định về đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan? Thủ tục và hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan?
Như chúng ta vẫn thấy về cụm từ tác giả, tác phẩm của bài thơ, bài văn hay một bài nhạc nào đó mà nôm na được gọi với cái tên là tác giả hay người sáng tác. Và cũng hiểu một cách đơn giản là người nào sáng tác ra tác phẩ đó sẽ có quyền sở hữu riêng biệt mà không ai được xâm phạm. Tuy nhiên, trên thực tế thì để được công nhận quyền tác giả thì phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền đối với chính tác phẩm mà mình sáng tác ra.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan?
Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện các thủ tục nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan nhưng cần thiết để chứng minh quyền đối với tác giả và chủ sở hữu tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra.
Đối tượng quyền tác giả: đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm và tác phẩm phái sinh. Trong đó:
Tác phẩm bao gồm:
+ Tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học;
+ Được thể hiện bằng bất kỳ hình thức và bằng phương tiện nào;
+ Không phân biệt nội dung giá trị hay hay không hay, có giá trị hay không có giá trị;
+ Không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào.
Tác phẩm phái sinh bao gồm:
+ Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
+ Tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng làm tác phẩm phái sinh.
Đối tượng quyền liên quan:
+ Cuộc biểu diễn bao gồm: Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài; Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam; Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này; Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này; Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Bản ghi âm, ghi hình bao gồm: Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam; Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá bao gồm: Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam; Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền đăng ký quyền tác giả- quyền liên quan được pháp luật quy định thuộc về cá nhân là tác giả tác phẩm, cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm đều có quyền đăng ký quyền tác giả- quyền liên quan cho tác phẩm của mình là tác giả, là chủ sở hữu tác phẩm.
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả được pháp luật quy định bao gồm các điều kiện
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Theo đó, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khi làm thủ tục đăng ký quyền tác giả ti cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và thời hạn nhận trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.
Trong việc đăng ký nay chúng ta có thể nhận thấy được ưu điểm của việc đăng ký đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đó là tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Như vậy, có thể thấy quyền tác giả và quyền liên quan được khẳng định là những quyền trực tiếp liên quan đến những tác phẩm, tác phẩm phát sinh và các quyền liên quan khác nhưng để được công nhận quyền này thì buộc chủ sử hữu là cơ quan, tổ chức, cá nhân hay những đối tượng được ủy quyền bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan đối với chính tác phẩm của mình.
2. Thủ tục và hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan?
Cơ sở pháp lý
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018.
Căn cứ phát sinh quyền tác giả
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Theo đó, quyền tác giả được bảo hộ khi thỏa mãn 02 điều kiện:
– Có tính định hình (fixation) thể hiện dưới dạng vật chất nhất định.
– Có tính nguyên gốc (originality) là di chính tác giả sáng tạo.
Dựa trên những căn cứ nêu trên thì cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ phải thực hiện một số thủ tục hành chính va chuẩn bị hồ sơ đăng ký như sau:
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật quy định gồm các loại giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. (Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn).
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có);
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
– Các tài liệu:
Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu chính theo đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xử lý hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả – quyền liên quan:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Khi mọi thủ tục hoàn tất, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp phép theo đúng quy định trình tự pháp luật thì phải được đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho đối tượng đăng ký.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
Quyết định cấp, cấp lại, đổi hoặc huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.
Như vậy, để được công nhận cơ quan, tổ chức hay cá nhân là chủ sở hữu có quyền tác giả, quyền liên quan thì không đơn giản chỉ công nhận việc họ là người sáng tác mà còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật là đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, quyền liên quan theo thủ tục mà chúng tôi đã trình bày trên.