Thủ tục và điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm. Hồ sơ thành lập trung tâm dịch vụ việc làm.
Thủ tục và điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm. Hồ sơ thành lập trung tâm dịch vụ việc làm.
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 196/2013/ND-CP;
– Nghị định 55/2012/ND-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Theo Điều 2 Nghị định 196/2013/ND-CP quy định như sau:
1. Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước quyết định thành lập, gồm:
a) Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;
b) Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương quyết định thành lập được áp dụng theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, trung tâm dịch vụ việc làm có thể hiểu là một tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan quản lý nhà nước thành lập hoặc do tổ chức chính trị – xã hội thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và Chính Phủ.
Để thành lập một trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức hoặc đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ có năng lực mà còn phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định. Cụ thể, trong Điều 3 Nghị định 196/2013/ND-CP quy định như sau:
Điều 3: Điều kiện thành lập:
1. Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cụ thể.
2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
4. Có trang thiết bị, phương tiện làm việc để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức và người lao động.
5. Có ít nhất 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên.
6. Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.
7. Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi thành lập phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm đặt trụ sở chính.
Như vậy, trung tâm dịch vụ việc làm khi thành lập phải có mục tiêu, nhiệm vụ cũng như chức năng cụ thể phù hợp với kế hoạch do Chính phủ phê duyệt. Số lượng thành viên, cán bộ ít nhất 15 người ó trình độ cao đẳng trở lên và hoạt động thường xuyên trong kinh phí do cơ quan có thẩm quyền thành lập với những trang thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nghị định 196/2013/ND-CP nêu trên
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Vê thủ tục, căn cứ Điều 8, Nghị định 55/2012/ND-CP, hồ sơ thành lập trung tâm dịch vụ việc làm bao gồm:
"Điều 8:
1. Hồ sơ thẩm định:
a) Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.
2. Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập:
a) Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan;
b) Dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức.
Bên cạnh đó, cũng theo Điều 9 Nghị định 55/2012/ND-CP này thì cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gửi hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập 01 (một) bộ đến cơ quan, tổ chức thẩm định để thẩm định; đốì với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải lập danh mục hồ sơ theo dõi quá trình xử lý theo quy định.Hồ sơ gửi là văn bản chính được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định 55/2012/ND-CP.
Và trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định.Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định có văn bản thẩm định, cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền không đồng ý việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan trình đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập biết rõ lý do.