Hiện nay, giao dịch dân sự được thực hiện thông qua ủy quyền được pháp luật cho phép điều này tạo nên sự thuận lợi cho các bên khi có nhu cầu để người khác thực hiện thay công việc của mình. Vậy thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ được hiểu thế nào?
1.1. Có được ủy quyền làm sổ đỏ không?
Ủy quyền là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến rộng rãi đối với các giao dịch dân sự. Theo cách hiểu thông thường, ủy quyền là việc bên được ủy quyền thực hiện một số công việc nhất định nhân danh bên ủy quyền. Cá nhân được ủy quyền sẽ thực hiện các công việc theo thỏa thuận ban đầu giữa các bên có thể được nhận thù lao hoặc không có thù lao.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật đã được ghi nhận tại Điều 135
Với quy định nêu trên, Ủy quyền làm sổ đỏ có thể hiểu là một cá nhân không có đầy đủ các điều kiện để tự mình thực hiện việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể tiến hành ủy quyền cho một người khác thực hiện thay công việc này của mình. Khi tiến hành ủy quyền các bên phải tiến hành làm nên một văn bản hoặc hợp đồng ủy quyền. Nội dung của ủy quyền được ghi nhận đầy đủ, rõ ràng phạm vi mà cá nhân được ủy quyền thực hiện.
Hiện nay, văn bản ủy quyền giữa người sử dụng đất và người nhận ủy quyền làm sổ đỏ không bắt buộc phải tiến hành công chứng chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền tuy nhiên để tránh rủi ro về mặt pháp lý hoặc nhằm hạn chế những tranh chấp không đáng có thì các bên nên công chứng chứng thực văn bản này để thuận tiện trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan có thẩm quyền.
1.2. Giấy ủy quyền có thời hạn trong bao lâu?
Hiện nay, nội dung được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015 thì không hề đề cập cụ thể đến giấy ủy quyền và chỉ quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng. Theo đó, tại Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 thời hạn ủy quyền được diễn ra do các bên thỏa thuận với nhau hoặc do pháp luật quy định; trường hợp xảy ra tranh chấp về thời hạn thực hiện mà các bên không có thỏa thuận với nhau trước khi tiến hành ủy quyền cùng với đó pháp luật cũng không có quy định thì hợp đồng ủy quyền mặc định có hiệu lực trong vòng một năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.
Như vậy thời hạn của hợp đồng ủy quyền sẽ được xác định một trong ba trường hợp dưới đây:
– Thứ nhất, thời hạn ủy quyền thực hiện làm sổ đỏ sẽ được các bên thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau và ghi nhận bằng văn bản;
– Thứ hai, nếu pháp luật có quy định riêng về thời hạn quyền thì phải chấp hành theo đúng quy định;
– Thứ ba, có trong trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật cũng không đề cập bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến thời hạn này thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm kể từ ngày các bên xác lập việc ủy quyền.
2. Hồ sơ, thủ tục ủy quyền làm sổ đỏ:
– Hồ sơ thực hiện ủy quyền làm sổ đỏ:
Cá nhân khi có nhu cầu ủy quyền cho một người khác thực hiện thay nhiệm vụ của mình với bên cơ quan nhà nước để được cấp sổ đỏ cần chuẩn bị những hồ sơ dưới đây để tiến hành thủ tục ủy quyền:
+ Người ủy quyền tiến hành chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu sẵn; Thông thường, mẫu phiếu yêu cầu này phải thể hiện rõ nội dung thông tin nhân thân của người yêu cầu công chứng như họ tên, địa chỉ, số liên lạc và thể hiện rõ được yêu cầu công chứng của các giấy tờ kèm theo văn bản ủy quyền;
+ Ngoài ra, cần chuẩn bị về giấy tờ nhân thân như căn cước công dân của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; Đối với người ủy quyền làm sổ đỏ cần có giấy đăng ký kết hôn,
– Thủ tục thực hiện:
+ Các cá nhân sau khi thống nhất với nhau về nội dung ủy quyền chuẩn bị bộ hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng hoặc giấy ủy quyền này nộp tại tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Văn phòng công chứng và Phòng công chứng Hoặc có thể lựa chọn dịch vụ chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã;
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân thì công chứng viên sẽ có trách nhiệm trong việc xem xét hợp đồng ủy quyền được giấy ủy quyền.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì công chứng viên sẽ yêu cầu cá nhân này thực hiện đủ khoản chi phí công chứng theo quy định của nhà nước. Hiện nay chi phí công chứng gồm phí công chứng theo quy định của nhà nước thì hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng, đối với giấy ủy quyền là 20.000 đồng. Ngoài ra, còn phải trả thêm thù lao công chúng theo thỏa thuận của tổ chức ngành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng.
Đáng lưu ý: mức thù lao này sẽ không được vượt quá mức trần cho phép đã được quy định của cơ quan có thẩm quyền;
+ Nếu đã rất thực hiện nghĩa vụ chi phí công chứng về công chứng viên sẽ tiến hành công chứng hợp đồng hoặc giấy ủy quyền theo đúng trình tự; Trường hợp các cá nhân chưa hoàn tất thủ tục nộp chi phí công chứng hoặc khoản thù lao công chứng hoặc giấy tờ không đảm bảo nội dung hợp pháp chứng viên hoàn toàn có quyền từ chối công chứng trong trường hợp này.
Thời hạn để công chứng thực hiện đối với công chứng ủy quyền làm sổ đỏ là không quá 2 ngày làm việc; đối với những trường hợp hợp đồng có nội dung phức tạp cần nhiều thời gian xác minh thì không quá 10 ngày làm việc. Trên thực tế với những văn bản quyền nói riêng và các giao dịch đơn giản nếu đầy đủ giấy tờ thì thời gian công chứng thường chỉ kéo dài vài tiếng trong ngày.
3. Ngoài hợp đồng ủy quyền thì cá nhân có cần phải ký thêm văn bản khác để để rủi ro cho bên nhận ủy quyền?
Như đã biết, cá nhân nhận ủy quyền từ một cá nhân khác thông thường sẽ có mối quan hệ thân thiết hoặc thật sự tin tưởng đối với nhau thì mới đồng ý ủy quyền làm sổ đỏ. Tuy nhiên, để quá trình ủy quyền hạn chế được những rủi ro nên tác giả bài viết muốn đưa ra một số lưu ý để bạn đọc có thể tham khảo:
– Khi ký kết hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền thì phải thể hiện rõ thông tin nội dung về công việc ủy quyền, đặc biệt là phạm vi ủy quyền mà người nhận ủy quyền được thực hiện; trong trường hợp có ghi nhận rõ đầy đủ về quyền nghĩa vụ của các bên khi giao kết thực hiện hợp đồng ủy quyền thì nội dung này cũng phải được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng dễ hiểu; Ngoài ra, nếu cá nhân có những nội dung thỏa thuận khác thì có thể ghi nhận thêm vào trong hợp đồng ủy quyền này mà không phải ký thêm bất kỳ loại văn bản giấy tờ nào khác;
– Đối với trường hợp hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền nội dung quá ngắn gọn, không đầy đủ về quyền nghĩa vụ mà các bên mong muốn. Bên nhận ủy quyền nếu lo lắng về việc rủi ro trong tương lai có thể lựa chọn thực hiện thêm một số văn bản tùy thuộc vào nhu cầu như
4. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền là một trong những giao dịch dân sự nên trong quá trình thực hiện hoàn toàn có khả năng phát sinh việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng này. Theo quy định Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 thì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được giải quyết như sau:
– Các bên thỏa thuận ký kết với nhau về hợp đồng ủy quyền có nhận thù lao thì bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải có trách nhiệm trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện được; Hợp đồng ủy quyền ban đầu có quy định về bồi thường thiệt hại thì phải hoàn thành trách nhiệm này;
Còn trong trường hợp ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng trong bất kỳ thời điểm nào nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền một thời gian hợp lý; nếu hợp đồng ủy quyền này có liên quan đến một người thứ ba thì cần có trách nhiệm thông báo cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; trường hợp bên ủy quyền không thông báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt nhưng vẫn bỏ qua sự việc này;
– Đối với việc ký kết hợp đồng ủy quyền không có thù lao bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong bất kỳ thời điểm nào nhưng có trách nhiệm báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; có quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền thì phải thực hiện theo thỏa thuận ban đầu này.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật Dân sự 2015.