Hiện nay, nhiều người nghi ngờ đứa con trong thời kỳ hôn nhân không phải con của mình và muốn tiến hành thủ tục từ chối nhận con. Nhưng việc từ chối con gặp nhiều khó khăn. Vậy thủ tục từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột:
- 2 2. Quyền yêu cầu xác định mối quan hệ cha, mẹ, con:
- 3 3. Mẫu đơn từ chối nhận con viết thế nào?
- 4 4. Có bắt buộc con phải đặt họ theo cha ruột?
- 5 5. Thủ tục thay đổi họ cho con sau khi làm xong thủ tục xác nhận con được quy định như thế nào?
1. Thủ tục từ chối nhận con khi phát hiện không phải con ruột:
Căn cứ theo quy định tại Điều 88
– Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng.
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm vợ chồng chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
– Con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và nếu được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận đó là con của mình thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
– Dẫn chiếu với quy định trên nếu trường hợp con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu không muốn thừa nhận con thì cha mẹ vẫn có thể gửi yêu cầu đến Toà án và cung cấp chứng cứ để Toà án xác nhận người con không phải con chung của hai vợ chồng
Về hồ sơ thực hiện thủ tục từ chối nhận con, anh cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
– Đơn yêu cầu không công nhận con thực hiện theo
– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu bao gồm: giấy đăng ký kết hôn, CMND/CCCD bản sao, giấy khai sinh con, bản án ly hôn (nếu có)
– Giấy xét nghiệm về ADN.
Sau khi người yêu cầu nộp hồ sơ thì Toà án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú hoặc làm việc yêu cầu Tòa xem xét để không nhận là cha hoặc mẹ đứa trẻ.
Khoảng 03 tháng sau khi hoàn tất các bước nộp hồ sơ, thụ lý đơn, chuẩn bị xét đơn, mở phiên họp thì Toà án ra quyết định không công nhận con của người yêu cầu.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì sau khi người yêu cầu nhận được quyết định của Toà án, người yêu cầu đến Uỷ ban nhân dân xã nơi anh cư trú để yêu cầu không nhận con để chấm dứt mối quan hệ trên giấy khai sinh của con. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy tờ tùy thân để thực hiện việc chứng minh về nhân thân;
– Mẫu tờ khai không công nhận con (thực hiện theo mẫu);
– Giấy tờ tài liệu liên quan đến quan hệ với con (Các giấy tờ chứng minh đứa bé không phải con ruột và quyết định của Toà án);
Kể từ khi hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 07 ngày công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết cha hoặc mẹ không nhận con tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định. Nếu phải xác minh lại thì thời gian giải quyết không quá 12 ngày làm việc. Trong trường hợp xác minh đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung vào sổ Hộ tịch, điền thông tin vào sổ. Sau đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân xã ký mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
2. Quyền yêu cầu xác định mối quan hệ cha, mẹ, con:
Căn cứ theo quy định tại Điều 102
– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự đều có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình nếu không có tranh chấp.
– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, đều có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc một trong số họ đã chết.
Trong trường hợp xác định cha, mẹ, con cho người chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự các cơ quan tổ chức sau sẽ có quyền yêu cầu Tòa án xác định:
– Hội liên hiệp phụ nữ
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
-Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
– Cha, mẹ, con, người giám hộ
Như vậy, trên đây là giải đáp của Luật Dương Gia về quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định pháp luật.
3. Mẫu đơn từ chối nhận con viết thế nào?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(v/v: …..)
Kính gửi: Tòa án nhân dân…..
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: …..
Địa chỉ:. …..
Số điện thoại (nếu có): …..; Fax (nếu có):……
Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …..
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân…….. việc như sau:
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: …..
…..
– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: …..
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: …..
– Các thông tin khác (nếu có): …..
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:
1. …..
2. …..
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
….., ngày……tháng……năm …
NGƯỜI YÊU CẦU
4. Có bắt buộc con phải đặt họ theo cha ruột?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 thì có quy định về quyền có họ, tên của công dân Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Theo đó, cá nhân có quyền có họ, tên trong đó bao gồm cả chữ đệm, nếu có. Họ, tên của một người sẽ được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
Đối với trường hợp họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu trường hợp không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.
-Đối với trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con sẽ được xác định theo họ của mẹ đẻ.
-Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi dựa theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Nếu trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
-Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Như vậy, từ quy định trên thì hiện nay không có quy định bắt buộc trẻ em sinh ra phải theo họ cha mà việc đặt họ, tên con sẽ do thỏa thuận của vợ, chồng khi đặt tên cho con để làm giấy khai sinh.
5. Thủ tục thay đổi họ cho con sau khi làm xong thủ tục xác nhận con được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch thì đối với việc thay đổi họ, tên thuộc thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi;
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
– Người yêu cầu thực hiện đăng ký để thay đổi, cải chính hộ tịch phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có căn cứ, có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
– Trường hợp yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
– Đối với trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.
– Đối với trường hợp đăng ký để thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ phải tiến hành thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
– Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện việc thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật hôn nhân gia đình 2014;
– Luật Hộ tịch 2014.