Thủ tục trình báo cơ quan công an khi bị mất tài sản. Đã mất 04 ngày có trình báo được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Lúc 13h30 phút em còn tắt máy tính khóa cửa văn phòng đi trang trại. Chỗ để máy tính gần cửa sổ, cửa sổ theo lời chú bảo vệ nói là không đóng. Nhưng trong thời gian đó lúc nào cũng có bảo vệ trực. Vì văn phòng bên em thuê thuộc tầng 1 nhà Matexim cơ quan nhà nước. Bảo vệ trực 24h. Em bị mất tài sản không ai có trách nhiệm. Đã qua 4 ngày không có tiến triển gì. Em muốn trình báo
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 23 “Bộ luật hình sự 2015”, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
– Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
– Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
– Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
– Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ít nhất là 5 năm. Với thời gian là 4 ngày kể từ ngày bị mất cắp, bạn hoàn toàn có quyền trình báo lên
Về thủ tục, bạn có thể làm đơn trình báo và gửi tới Công an cấp huyên nơi bạn mất tài sản để trình báo hành vi mất tài sản. Cơ quan điều tra sẽ vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc tìm ra kẻ phạm tội sớm nhất cho bạn. Bạn có thể tham khảo
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TRÌNH BÁO MẤT TÀI SẢN
Kính gửi: …………………………………………………………………………………………
Trích yếu: ………………………………………………………………………………….…….
Tôi tên: …………………………………………………………………………………….……..
Sinh ngày……. tháng ……. năm ……. Tại: …………..……………………………………..
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân: ……………… ngày cấp: …………. Tại:…………………………..
Thường trú tại số: …… đường: ……………………. Phố: ………………………….……..
Phường (xã, TT): ………………………. Quận (huyện): …………………….………………
Kính trình với quí cơ quan rằng, vào ngày …… tháng …… năm ………………….………
Tôi có mất: ………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Tại: …………………………………………………………………………………….………….
Lý do mất tài sản: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
…………, ngày …. tháng …. năm …..
Người viết đơn
Nguyễn Văn A
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về tội trộm cắp tài sản của người khác
- 2 2. Trộm cắp tài sản giá trị lớn bị áp dụng hình phạt như thế nào?
- 3 3. Lưu ý về cấu thành tội trộm cắp tài sản
- 4 4. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
- 5 5. Tố cáo hành vi vu khống trộm cắp tài sản
- 6 6. Trình báo khi bị trộm cắp tài sản sẽ được giải quyết như thế nào?
- 7 7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trộm cắp tài sản
1. Quy định về tội trộm cắp tài sản của người khác
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ. Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009.
Dấu hiệu tội phạm của tội trộm cắp tài sản cụ thể như sau
1.1 Dấu hiệu về chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhận thức được tài sản đó đang có chủ. Nhưng chủ thể thực hiện hành vi mong muốn chiếm đoạt tài sản.
Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có hai dấu hiệu đó là lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.
Tài sản đang thuộc sở hữu, sự quản lý của chủ nhưng bị trộm cắp.
Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có dấu hiệu lén lút, muốn che giấu hành vi của mình.
1.2 Dấu hiệu về khách thể
Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ.
1.3 Mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản biết tài sản không phải là của mình, tài sản đó thuộc sở hữu của người khác, người thực hiện hành vi mong muốn tài sản đó là của mình. Người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thường lo sợ bị phát hiện, nên họ thực hiện hành vi một cách lén lút nhằm che giấu toàn bộ hành vi phạm tội của mình với chủ tài sản hoặc che giấu tính chất phi pháp của hành vi.
Người thực hiện hành vi trộm cắp tùy thuộc vào giá trị tài sản cũng như tính chất hành vi mà phải gánh chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
( Điều 138 Bộ luật hình sự)
2. Trộm cắp tài sản giá trị lớn bị áp dụng hình phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Bạn tôi có hành vi trộm cắp tài sản của người khác giá trị 200.000.000 đồng. Vậy tôi muốn hỏi bạn tôi sẽ bị áp dụng khung hình phạt như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Pháp luật quy định về tội trộm cắp tài sản tại Điều 138 Bộ luật hình sự đó là:
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từnăm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Như vậy hành vi trộm cắp tài sản của người bạn của bạn với giá trị tài sản là 200.000.000 đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”, khung hình phạt của khoản 3 Điều 138 Bộ luật hình sự là bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Lưu ý về cấu thành tội trộm cắp tài sản
Trộm cắp tài sản là tội thuộc nhóm xâm phạm quyền sở hữu, có đối tượng tác động là tài sản
*Đối tượng tác động của tội là tài sản bảo gồm:
-Tài sản đang trong sự chiếm hữu của người khác: điện thoại trong túi, xe máy, máy tính trong nhà…
-Tài sản đang nằm trong khu vực quản lý, bảo quản: đồ trong công ty, tổ chưc..
-Tài sản có thể có người bảo vệ, trông coi hoặc có thể không có: tài sản trong nhà kho, phân xưởng có bảo vệ coi…
*Mặt khách quan: thủ đoạn để chiếm đoạt là lén lút
*Điểm lưu ý về tội trộm cắp tài sản:
-Người phạm tội có ý thức che giấu cho việc chiếm đoạt tài sản
-Người phạm tội có thể lén lút đối với chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản mà không cần có sự che dấu đối với người khác
-Người phạm tội có thể có thủ đoạn gian dối nhưng chỉ để tiếp cận tài sản hoặc người có tài sản
Ví dụ: A lén vào nhà kho của công ty X, lợi dụng lúc bảo vệ đang đi tuần. A vào kho lấy đi 3 chiếc mấy tính xách tay và một số tài sản khác. Như vậy hành vi của A là tội trộm cắp tài sản.
*Hình phạt của tội trộm cắp tài sản:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
4. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là một trong các yếu tố của tội phạm; là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan và con người có thể trực tiếp nhận biết được.
Mặt khách quan của tội phạm được mô tả thông qua các biểu hiện sau:
- Hành vi khách quan
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
- Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan: công cụ, phương tiện phạm tội; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội
* Hành vi khách quan
Trong các biểu hiện trên thì hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất, những biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan. Do vậy mà hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Tuy nhiên một hành vi được coi là hành vi khách quan của mặt khách quan thì phải đáp ứng 3 điều kiện:
- Hành vi khách quan của tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi khách quan của tội phạm có ý thức và ý chí (ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển hành vi).
- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự
Điều 138 Bộ luật hình sự không mô tả các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ định tội danh. Tuy nhiên qua thực tiễn cũng như cách đặt tội danh thì hành vi khách quan duy nhất của tội trộm cắp tài sản là hành vi “chiếm đoạt” tài sản. Người thực hiện tội phạm trộm cắp tài sản là người có hành vi chiếm đoạt tài sản đang có chủ một cách lén lút. Tính chất “lén lút” là dấu hiệu để phân biệt hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản và hành vi chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm khác, nó thể hiện ở việc người phạm tội che giấu hành vi đang phạm tội của mình, không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt tài sản khi hành vi này đang xảy ra, ví dụ một người lợi dụng lúc xe bus đang đông và mọi người không để ý để móc túi của một hành khách đang trên xe. Trong lúc thực hiện hành vi, kẻ trộm có ý thức không để cho người bị hại biết được hành vi của mình để thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Qua dấu hiệu “lén lút” của hành vi có thể chia ra một số loại trộm cắp mang tính đặc thù sau:
- Người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản để khi có cơ hội sẽ lén lút chiếm đoạt tài sản
- Người phạm tội lợi dụng chỗ đông người, chen lấn, xô đẩy để thực hiện hành vi phạm tội
- Người phạm tội lợi dụng người quản lí tài sản không có mặt tại nơi có tài sản để thực hiện hành vi phạm tội
* Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là các thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Giống như các tội phạm về tài sản khác, tội trộm cắp tài sản gây ra hậu quả là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp.
Nhìn chung, tài sản bị chiếm đoạt do hành vi trộm cắp gây ra bao gồm: các loại tiền, hàng hóa và các giấy tờ có giá trị thanh toán. Các loại giấy tờ như bằng lái xe, giấy đăng kí xe, chứng minh thư nhân dân… là các loại giấy tờ quan trọng của các nhân, tuy nhiên việc trộm cắp các loại giấy tờ trên không được coi là trộm cắp tài sản mà việc phân loại tội phạm trong trường hợp đó được xác định tùy vào mục đích phạm tội của người phạm tội.
* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Hành vi và hậu quả trong mặt khách quan của tội phạm phải được hình thành trên mối quan hệ nhân quả. Theo đó, nguyên nhân là hành vi trái pháp luật gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội:
- Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước khi có hậu quả.
- Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra phải là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
* Các biểu hiện khác của mặt khách quan
– Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện hành vi trộm cắp được xác định trong từng trường hợp phạm tội cụ thể.
– Đối với công cụ, phương tiện phạm tội thì tùy vào trường hợp phạm tội mà người phạm tội có sử dụng công cụ hoặc phương tiện hỗ trợ hay không, đây không phải dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản.
5. Tố cáo hành vi vu khống trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nhân viên công ty X, có lần tôi mua hàng tạp hóa ở quán gần công ty. Ngày hôm sau bà chủ tạp hóa qua tận công ty tôi để tìm tôi nhưng lúc đó tôi chưa tới. Bà ta bảo với các nhân viên khác rằng tôi ăn cắp tiền của bà ta. Lúc tôi đến bà ta gọi tôi đến quầy tạp hóa của mình, hỏi tôi về số tiền mất. Tôi khẳng định là tôi không biết số tiền đó là bao nhiêu và tôi không lấy. Vấn đề là bà ta và cô con gái luôn dùng lời nói ép tôi nhận là đã lấy số tiền đó và có những lời nói xúc phạm tôi. Vụ việc ngày càng loan rộng trong công ty tôi, hơn nữa tôi là nhân viên thử việc mới, nó ảnh hưởng đến uy tín của tôi rất nhiều. Nay tôi muốn hỏi thủ tục nạp đơn khiếu nại như thế nào, vì tôi đã chờ lời xin lỗi khá lâu nhưng không hề có. Tôi cần làm gì đó để công việc của tôi không bị ảnh hưởng. Cảm ơn quý luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Căn cứ theo Điều 21 “Bộ luật hình sự năm 2015” thì:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Trong trường hợp của bạn, không có bất kỳ quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức nào, do vậy, bạn không thể thực hiện thủ tục khiếu nại.
Bà chủ hàng tạp hóa đã nói với các nhân viên khác rằng bạn ăn cắp tiền của bà ấy. Lúc bạn đến, bà ấy gọi bạn đến quầy tạp hóa của mình, hỏi về số tiền mất. Bạn đã khẳng định là bạn không biết số tiền đó là bao nhiêu và bạn không lấy. Nhưng bà chủ hàng tạp hóa và cô con gái luôn dùng lời nói ép bạn nhận là đã lấy số tiền đó và có những lời nói xúc phạm bạn. Vụ việc ngày càng lan rộng trong công ty bạn, hơn nữa bạn là nhân viên thử việc mới, nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của bạn. Do đó, bạn có thể tiến làm đơn tố cáo ra bên phía cơ quan công an về hành vi vu khống khi không có bằng chứng chứng minh bạn lấy tiền của họ.
Khoản 1 Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” quy định:
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Do đó nếu người cô bên chồng và những người khác thường xuyên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bạn, những người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định trên. Nếu chưa nguy hiểm đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những người đó sẽ bị xở phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;.
6. Trình báo khi bị trộm cắp tài sản sẽ được giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào Luật sư! Em xin hỏi: Đêm ngày 8/7/2016 và rạng ngày 9/7/2016, nhà em bị trộm đột nhập lấy đi 1 chiếc xe máy Airblate cùng đăng ký xe chính chủ và 1 chiếc điện thoại di động SAMSUNG J7, 1 máy chuyên dụng đi làm do Công ty cấp trị giá khoảng 18.000.000 và 600.000 tiền mặt. Tổng trị giá tài sản hiện tại khoảng 60.000.000đ. Em đã làm đơn báo xã. Công an xã và huyện đã về điều tra và lấy lời khai ngay sáng ngày 9/7/2016. Trưa ngày 10/7/2016 có anh công an huyện gọi em vào UBND xã hỏi thêm vài điều và có nói qua là em có khả năng tìm được cái xe. Nhưng đến bây giờ là ngày 26/7/2016 em không thấy bên công an có ý kiến gì. Vậy Luật Sư cho em hỏi trong trường hợp này em phải làm như thế nào? Em có thể làm đơn tiếp để khởi tố vụ án thành hình sự được không? Em mong hồi đáp. Em xin cảm ơn nhiều ah. ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định về Căn cứ vụ án hình sự như sau:
“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.”
Cũng ở Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định về Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Điều 103 như sau:
“1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”
Như vậy, khi có tố giác về tội phạm, cơ qua điều tra phải điều tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày. Kết quả giải quyết tố giác về tội phảm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị trộm một số tài sản có giá trị khoảng 60 triệu đủ điều kiện để xác định bạn là người bị hại của tội phạm trộm cắp. Bạn đã tố giác tội phạm vào ngày 9/7/2016. Theo đó, cơ quan điều tra phải tiến hành kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án trong thời hạn 20 ngày và có thông báo cho bạn. Do đó, đến ngày 26/7/2016, bạn chưa nhận được thông báo vẫn đang nằm trong thời hạn 20 ngày nêu trên. Nếu sau thời hạn 20 ngày này, bạn vẫn chưa nhận được thông báo của cơ quan điều tra, bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra trả lời về việc giải quyết tố giác của bạn.
7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Em trai của em tuần rồi có vào siêu thị vô phòng thử đồ và vô tình thấy có xe để hàng trong đó nên một phút nong nẻo, em ấy nảy sinh lòng tham nên đã lấy vài món đồ và tổng trị giá là khoảng 300 ngàn đồng. Khi ra tính tiền xong bước qua cửa từ thì bị vòi hú và bị bảo vệ siêu thị gọi lại, bắt vào phòng bảo vệ và lục xét người em ấy. Và trong túi em ấy lúc đó có 500 ngàn đồng của em ấy đã bị bảo vệ lấy và anh bảo vệ nói bắt bồi thường thêm cho siêu thị thêm 2 triệu nữa. Và bắt em ấy đứng cầm tấm bảng có ghi dòng chử tôi là kẻ ăn cắp để anh ta chụp hình lại. Vì em ấy khóc lóc van xin nên anh ta cho thời hạn là hai tuần đế đưa tiền. Anh ta dọa là nếu không đến hẹn mà ko đưa đủ tiền cho anh ta thì anh ta sẽ đi báo công an và đăng những hình ảnh em ấy lên mạng xã hội. Nhưng đến nay vì hoàn cảnh khó khăn nên em ấy vẫn chưa kím đủ tiền,vậy kính mong luật sư giải đáp thắc mắc là nếu ko đưa tiền cho anh ta thì anh ta có đi báo công an không? Nếu có thì tội em ấy sẽ bị sử phạt như thế nào? Và anh ta có đăng những hình ảnh em ấy lên không? Kính mong luật sư giúp đỡ.
Luật sư tư vấn:
Số tiền trộm cắp của em trai bạn là 300.000 đồng, nếu em bạn chưa bị xử phạt hành chính lần nào về hành vi tương tự thì không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Hành vi này của em trai bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường khi trộm cắp tài sản trong siêu thị:1900.6568
Những thiệt hại nêu trên phải là thiệt hại thực tế từ hành vi trộm cắp của em trai bạn và đại diện siêu thị đưa ra cơ sở chứng minh chỉ khi đó em trai bạn mới phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó, người bảo vệ kia nếu không có căn cứ để chứng minh thiệt hại thì không có quyền lấy 500.000 đồng trong túi của em trai bạn, hay yêu cầu em trai bạn bồi thường thêm 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, Điều 32
“2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”
Nếu không được sự đồng ý của em trai bạn mà người bảo vệ đó vẫn đăng hình của em trai bạn lên mạng thì em trai bạn có quyền người đó gỡ bỏ hình ảnh, trường hợp việc đăng hình ảnh này gây thiệt hại đến danh dự nhân phẩm của em trai bạn thì em trai bạn có quyền khởi kiện người bảo vệ yêu cầu bồi thường thiệt hại. Xác định mức độ thiệt hại về hình ảnh, em trai bạn có nghĩa vụ chứng minh để đảm bảo quyền lợi.