Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm đóng vai trò quan trọng việc làm sáng tỏ, xác định sự thật khách quan của vụ án.
Tranh luận trong tố tụng dân sự là một trong những thủ tục quan trọng để đưa ra các lí lẽ dẫn chứng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, Pháp luật dân sự cũng quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận của những người tham gia tố tụng và những người tiến hành tố tụng được pháp luật dân sự quy định chặt chẽ, thống nhất, đối với phiên tòa phúc thẩm thì thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm theo tố tụng dân sự được tiến hành như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quyền tranh luận theo Luật Tố tụng dân sự 2015
Theo quy định tại
2. Thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm theo tố tụng dân sự
Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm đóng vai trò quan trọng việc làm sáng tỏ, xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp
Tại Điều 305. Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.
2. Trình tự tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
c) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
3. Trình tự tranh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
4. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
5. Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Theo căn cứ tại quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như trên có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể về tranh luận và trình tự tranh luận đối với phiên tòa phúc thẩm, có thể thấy việc tranh tụng tại phiên tòa là thủ tục tố tụng đặc biệt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Gọi là thủ tục tố tụng đặc biệt vì Tòa án công khai cho mọi người (bao gồm: người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham dự phiên tòa) biết về: Lời trình bày của đương sự, của người bảo vệ quyền lợi ích của đương sự; các câu hỏi của Hội đồng xét xử; lời đối đáp của các bên nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; phát biểu của Kiểm sát viên và Công khai cho mọi người biết các tài liệu, chứng cứ, vật chứng của vụ án do các bên đương sự cung cấp và Tòa án thu thập trong thời gian chuẩn bị xét xử vụ án. Các tài liệu, chứng cứ, vật chứng của vụ án tuy các đương sự đã biết tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải từ trước khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm, nhưng vẫn phải công khai để đương sự kiểm tra, xác nhận tài liệu, chứng cứ, vật chứng do đương sự cung cấp, giao nộp.
1. Căn cứ tranh luận
Bộ luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tranh luận tại phiên tòa nhằm tạo điều kiện tối đa về thời cơ để các bên đương sự tự chứng minh cho các yêu cầu của họ bằng các chứng cứ, lý lẽ mà họ phân tích, đánh giá công khai ngay tại phiên tòa. Việc tranh luận của các bên đương sự phải dựa trên các căn cứ sau:
+ Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa.
+ Khi tham gia tranh luận, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác không được dựa vào suy đón và cảm tính của cá nhân để tranh luận.
2. Nội dung tranh luận và phương thức tranh luận
Căn cứ dựa trên quy định tại Điều 301
+ Phân tích, đánh giá chứng cứ, tranh luận bảo vệ lý lẽ của mình, trong dó có quyền đưa ra các chứng cứ để bác bỏ lý lẽ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án.
+ Trong khi phát biểu tranh luận đánh giá về vụ án, các bên tham gia tố tụng đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và được các bên thảo luận, xem xét, xác minh và thừa nhận tại phiên tòa.
Phạm vi tranh luận: tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự, phạm vi tranh luận chỉ giới hạn ở những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm, nghĩa là những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị, hoặc liên quan đến các vấn đề kháng cáo, kháng nghị.
Về trình tự tranh luận: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự được thực hiện như sau:
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo phát biểu và đương sự bổ sung. Trong trường hợp đương sự kháng cáo không có người bảo vệ thì họ tự mình phát biểu ý kiến khi tranh luận. Trong trường hợp có nhiều đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là nguyên đơn và nguyên đơn phát biểu trước; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là bị đơn và bị đơn phát biểu sau và sau đó mới đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự kháng cáo là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo trình tự này, những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự sẽ tranh luận, đối đáp với nhau và đề xuất hướng giải quyết vụ án.
+ Trong trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị; trong trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị;
+ Tiếp đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
+ Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, trong trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu của Viện kiểm sát về hướng dẫn giải quyết vụ án.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thủ tục tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm theo tố tụng dân sự và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.