Thủ tục tịch thu hàng hóa vi phạm hành chính và tiêu hủy hàng hóa. Lập biên bản tạm giữ hàng hóa theo thủ tục hành chính. Thời gian tạm giữ phương tiện.
Thủ tục tịch thu hàng hóa vi phạm hành chính và tiêu hủy hàng hóa luôn là câu hỏi của nhiều người, đặc biệt là những người đã thực hiện vi phạm hành chính đang muốn biết hàng hóa của mình đã được xử lý đúng chưa. Luật Dương Gia xin trình bày bài viết thủ tục tịch thu hàng hóa vi phạm hành chính và tiêu hủy hàng hóa theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Mục lục bài viết
1. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.
Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP
6. Bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau:
“Điều 5a. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính
Những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49
Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được hướng dẫn bởi Khoản 15 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP
15. Bổ sung Điều 7a vào sau Điều 7 như sau:
“Điều 7a. Áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định hình thức xử phạt này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể.”
2. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
3. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ
Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
– Sử dụng hóa chất;
– Sử dụng biện pháp cơ học;
– Hủy đốt;
– Hủy chôn;
– Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
TƯ VẤN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
1. Xin cho hỏi khi nào ra quyết định tịch thu hàng hóa vi phạm? Khi ra quyết định tịch thu hàng hóa vi phạm có cần lập biên bản tạm giữ hàng hóa không? Theo quy định về tiêu hủy hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa phải tiêu hủy nếu như chủ hàng tự tiêu hủy có đúng quy định không.
2. Xin cho hỏi phương pháp tiêu hủy thức ăn, chất cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý.
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
– Thông tư 173/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
2. Giải quyết vấn đề.
Thứ nhất: Tịch thu hàng hóa vi phạm.
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là một hình thức xử phạt hành chính. Tùy thuộc vào hành vi vi phạm và loại hàng hóa vi phạm thì tổ chức, cá nhân sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính riêng như cảnh cáo, phạt tiền và có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Như vậy, chỉ trong trường hợp hành vi của bạn vi phạm thuộc điều luật theo pháp luật về xử phạt hành chính có quy định phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản tịch thu tang vật.
Cụ thể, căn cứ vào Điều 26
Thứ hai: Quyết định tịch thu hàng hóa vi phạm có cần lập biên bản hay không?
Tịch thu hàng hóa vi phạm theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính, việc tịch thu được áp dụng sau khi đã có kết luận về hành vi vi phạm. Trong khi việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ theo thủ tục hành chính theo quy định của Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính là biện pháp áp dụng để xác minh tình tiết, để ngăn chặn hành vi vi phạm hoặc để bảo đảm cho quyết định xử phạt vi phạm.
Căn cứ vào Điều 81 Luật xử lý vi hành chính 2012 quy định về Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt bắt buộc phải lập biên bản về việc tịch thu chứ không phải biên bản về việc tạm giữ.
Trong biên bản phải có những nội dung sau:
+Tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có).
+ Tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
+ Chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.
Trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này, biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về tịch thu, tiêu hủy hàng hóa: 1900.6568
Thứ ba: Vấn đề tiêu hủy.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4
Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây: Sử dụng hóa chất; Sử dụng biện pháp cơ học; Hủy đốt; Hủy chôn; Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
Như vậy, như đã phân tích ở trên do còn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vấn đề yêu đảm bảo vệ sinh môi trường và hậu quả pháp lý sau khi tiêu hủy hàng hóa nên chủ hàng hóa không được tự ý tiêu hủy.
Thứ tư: Phương pháp tiêu hủy thức ăn, chất cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Theo quy định của Điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC việc tiêu hủy tang vật, phương tiện theo thủ tục hành chính được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
+ Sử dụng hóa chất
+ Sử dụng biện pháp cư học
+ Hủy đốt
+ Hủy chôn
+ Các hình thức khác theo quy định.
Đối với việc tiêu hủy thức ăn, chất cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vấn đề yêu đảm bảo vệ sinh môi trường mà hội đồng xử lý sẽ quyết định và ghi trong nội dung của biên bản về hình thức tiêu hủy trong trường hợp này.