Khái quát về thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu? Thủ tục thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu?
Trong thời buổi kinh tế mở của thì việc các cá nhân doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam thì sẽ phải thông qua hoạt động nộp thế tại cửa khẩu hải quan. Do đó theo như quy định của pháp luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hiện hành thì hoạt động thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần phải thực hiện và tuân thủ theo trình tư mà pháp luật hiện hành quy định. Việc quy định này nhằm mục đích quản lý được số lượng và chất lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam mà không phải các hàng hóa cấm và pháp luật Việt Nam không cho phép. Vậy theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thủ tục thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về việc thủ tục thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016
1. Khái quát về thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được biết đến là các nội dung công việc mà người làm thủ tục hải quan và nhân viên hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức ,cá nhân.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan
Nguyên tắc chung về thủ tục thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
– Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuât – nhập khẩu theo quy định của cơ quan hải quan.
– Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại địa điểm và thời gian qui định để cơ quan hải quan kiểm tra.
– Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.
2. Thủ tục thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với việc thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì cần phải được thực hiện việc nộp thuế thì mới được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa. Do đó, đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thì cần phải thực hiện thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu không được pháp luật hiện hành quy định về thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì những đối tượng này là những hàng hóa không được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời thì theo như quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành thì những cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Khai báo hải quan:
Thời hạn:
– Hàng NK: không quá 30 ngày,quá 30 ngày bị phạt hành chính.Quá 180 ngày là hàng tồn đọng.
– Hàng XK: chậm nhất là 8h với đường biển; 4h với đường sông; 2h với đường không.
– Trường hợp cụ thể do trường hải quan cửa khẩu quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi phương tiện vận chuyển xuất cảnh 1h.
Địa điểm: Tại hải quan cửa khẩu hoặc hải quan ngoài cửa khẩu.
Bước 2: Tiếp nhận ,xử lý hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm :
Chứng từ phải nộp:
– Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: 2 bản chính
–
– Hóa đơn thương mại(nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế): 1 bản chính
– Vận tải đơn: 1 bản loại copy
Chứng từ phải nộp thêm đối với trường hợp sau:
– Phiếu đóng gói đối với hàng hóa đóng gói không đồng nhất: 2 bản chính.
– Giấy phép xuất-nhập khẩu: 1 bản chính(nếu xuất nhập khẩu 1 lần).Văn bản này sử dụng nhiều lần thì nộp bản sao ,xuất trình bản chính.
– Hợp đồng xuất-nhập khẩu ủy thác: 1 bản sao.
– Tờ khai trị giá hàng Nhập khẩu( đối với trường hợp quy định hàng thuộc diện phải khai tờ khai giá trị): 2 bản chính.
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa( C/O)(đối với trường hợp quy định nộp): 1 bản chính
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa(đối với hàng hóa thược danh mục phải kiểm tra Nhà nước về chất lượn): 1 bản chính.
– Giấy chứng nhận kiểm dịch(đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch): 1 bản chính.
Chứng từ phải xuất trình:
– Giấy đăng ký kinh doanh : 1 bản sao và 1 bản chính để đối chiếu.
– Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất khẩu: 1 bản sao và 1 bản chính để đối chiếu.
Xử lý hồ sơ và phân luồng:
Mức I (luồng xanh): Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và giá ,thuế,miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Mức II (luồng vàng) : Kiểm tra chi tiết hồ sơ và giá ,thuế,miễn kiểm tra hàng hóa thực tế.
Mức III (luồng đỏ) : Kiểm tra chi tiết hồ sơ và giá , thuế , kiểm tra hàng hóa thực tế.
Mức III-b: Kiểm tra 10% lô hàng đối với loại hàng bình thường.
Mức III-c: Kiểm tra 5% lô hàng đối với loại hàng hóa dể hỏng
Áp thuế (tính thuế):
– Hải quan tiếp nhận hồ sơ, xử lý thông tin hàng hóa mà doanh nghiệp chuyển đến. Rồi tiến hành tính thuế hàng hóa.
– Đối tượng chịu thuế : Tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu.
– Cách đánh thuế : thuế tương đối, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp.
Bước 3: Kiểm tra và
– Kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra tính thuế: Bước này do 1 lãnh đạo Đội phụ trách.Việc kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra tính thuế do 2 công chức Hải quan cùng thực hiện( không phân biệt mỗi người 1 việc)
Phân loại hồ sơ hải quan:
– Hàng miễn kiểm, ưu tiên nhập/ xuất khẩu thuế suất ưu đãi, chủ hàng không vi phạm ->xanh -> không kiểm tra
– Hàng không ưu tiên, không hạn chế nhập/ xuất, thuế suất thông thường, chủ hàng vi phạm nhẹ -> vàng.-> kiểm tra hồ sơ
– Hàng hạn chế nhập/xuất khẩu, thuế suất thông thường, chủ hàng vi phạm nhiều lần -> Đỏ-> kiểm hóa
Trường hợp 1: Miễn kiểm tra thực tế khi:
– Chủ hàng XK có quá trình 1 năm XK không vi phạm quy chế Hải quan.Quy định này được áp dụng với nông sản,thủy sản ,hàng dệt may, giày dép, cao su thiên nhiên ,hàng thực phẩm tươi sống,thực phẩm chế biến,hàng cần phải bảo quản đặc biệt.
– Doanh nghiệp mới hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian ngắn, nhưng xuất khẩu các mặt hàng thuộc diện ưu đãi, sau một số lần kiểm tra thực tế không vi phạm pháp luật cũng là đối tượng được miễn kiểm hóa hải quan.
Trường hợp 2: Hàng kiểm tra xác suất thực tế hàng hóa.
– Không thuộc diện miễn kiểm tra thực tế và diện phải kiểm tra toàn bộ lô hàng
– Kiểm tra không quá 10% số kiện đối với hàng đóng gói trong kiện.
– Kiểm tra không quá 10% số container hoặc không quá 10% lượng kiện xếp trong container đối với hàng đóng trong container.
Trường hợp 3: Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng
– Chủ hàng đã bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan từ 3 lần trở lên với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Hải quan trong thời hạn 2 năm đối với hoạt động nhập khẩu và 1 năm đối với hoạt động xuất khẩu.
– Chủ hàng, trong thời hạn quy định 1 năm đối với hàng xuất khẩu, 2 năm đối với hàng nhập khẩu, bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan 1 lần với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố.
– Chủ hàng không thuộc diện nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan nhưng lô hàng xuất-nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Địa điểm kiểm tra hàng:
-Tại cửa khẩu
-Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu
-Địa điểm khác do tổng cục Hải quan quy định trong trường hợp cần thiết.
8h làm việc kể từ khi nhận hồ sơ/ kiểm hóa xong. Tối đa không quá 15 ngày nếu hàng cần kiểm tra kĩ thuật.
Bước 4: Nộp thuế và thông quan:
– Hàng xuất khẩu: 15 ngày lịch tính từ ngày nhận thông báo thuế.
– Vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 275 ngày lịch (các ngành đóng tàu, chế tạo máy, thiết bị cơ khí có thể dài hơn)
– Hàng tái xuất, tái nhập: 15 ngày lịch kể từ ngày hết hạn cho phép.
– Hàng tiêu dùng : Nộp thuế trước thông quan (nếu có bảo lãnh thì 30 ngày lịch. Nếu quá hạn ngày bảo lãnh nộp thuế sẽ thay + phạt, nếu quá 90 ngày lịch thì phong tỏa tài khoản của người bảo lãnh.)
Như vậy, để cá nhân có thể tiến hành việc thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì các chủ thể muốn thực hiện hoạt động thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành thủ tục thu nộp thuế theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành thủ tục thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan, tổ chức được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể thực hiện hoạt động thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu muốn thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa này qua của khẩu hải quan này theo như quy định của pháp Luật xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.