Thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế. Quy định về thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Trình tự, thủ tục thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế. Quy định về thực phẩm không bảo đảm an toàn.
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ căn cứ trên từng loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn phải thỏa mãn điều kiện chung theo Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010 như sau:
– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010 , thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
+ Quy định về bảo quản thực phẩm.
Nếu không đảm bảo điều kiện trên, thực phẩm được coi là không bảo đảm an toàn. Những thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định của Bộ y tế sẽ bị thu hồi. Thu hồi có thể dựa trên hình thức thu hồi tự nguyện hoặc thu hồi bắt buộc.
Thu hồi tự nguyện là thu hồi do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại (sau đây gọi tắt là chủ sản phẩm) tự nguyện thực hiện;
Thu hồi bắt buộc là thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Trình tự, thủ tục thu hồi thực phẩm không an toàn:
Thứ nhất, với thu hồi tự nguyện. Căn cứ Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-BYT thu hồi tự nguyện được thực hiện như sau:
– Chủ sản phẩm xác định sản phẩm bị thu hồi;
– Chủ sản phẩm gửi thông báo đến người có trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh để dừng việc sản xuất, kinh doanh. Thời hạn thông báo là 24 giờ kể từ thời điểm xác định sản phẩm thu hồi.
– Chủ sản phẩm thu hồi sản phẩm.
– Chủ sản phẩm gửi báo cáo thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo mẫu phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư )
Thứ hai, thu hồi bắt buộc. Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-BYT thu hồi bắt buộc được thực hiện như sau:
– Xác định sản phẩm thu hồi;
Xem thêm: Truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn
– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BYT) và gửi cho chủ sản phẩm;
– Sau khi nhận được quyết định thu hồi, chủ sản phẩm phải gửi thông báo cho cơ sở sản xuất, kinh doanh dừng việc sản xuất và niêm phong sản phẩm;
– Chủ sản phẩm nộp Kế hoạch thu hồi sản phầm không bảo đảm an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17/2016/TT-BYT trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi thu hồi thực phẩm không an toàn, chủ sản phẩm tiền hành xử lý sản phẩm thu hồi theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết bao gồm:
– Cơ quan cấp giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cơ quan được phân công quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Luật an toàn thực phẩm 2010, Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 (sau đây gọi tắt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm);
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm và các cơ quan chức năng ra quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quyền lợi của cơ sở khi có sản phẩm được bình chọn là sản phầm nông thôn tiêu biểu