Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý khám, chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền cũng như đảm bảo yêu cầu về trình độ năng lực chuyên môn của người hành nghề. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục thu hồi đối với chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2017 có đưa ra khái niệm về chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Theo đó, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là một loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những đối tượng đáp ứng đầy đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh. Trong một số trường hợp nhất định, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sẽ bị thu hồi. Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về trình tự và thủ tục thu hồi đối với chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Theo đó, thủ tục thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đang được thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư
Bước 1: Khi phát hiện ra căn cứ để thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Quyết định thu hồi sẽ được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 35/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám, chữa bệnh. Cụ thể như sau:
– Bộ trưởng Bộ y tế có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với trường hợp sau đây: Những đối tượng được xác định là người làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế, người làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các bộ phận khác (ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017), những đối tượng được xác định là người nước ngoài đến hành nghề khám chữa bệnh trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Giám đốc Sở y tế có thẩm quyền thu hồi đối với chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của người làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn mà mình quản lý, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017.
Bước 2: Trong khoảng thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, người hành nghề sẽ phải nộp bản chứng chỉ hành nghề gốc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi không phải là cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó, thì cần phải có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám chữa bệnh đó.
Bước 3: Cơ quan đã ra quyết định thu hồi sẽ đăng tải thông tin về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó. Trong trường hợp người hành nghề khám chữa bệnh được xác định có sai sót chuyên môn kĩ thuật, từ đó gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh trước khi thực hiện thủ tục thu hồi chứng chỉ, phải có kết luận của hội đồng chuyên môn căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017 xác nhận người hành nghề có sai sót chuyên môn kĩ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ y tế ủy quyền cho giám đốc Sở y tế thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh đối với trường hợp người hành nghề có chứng chỉ hành nghề do bộ trưởng Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác cấp nhưng có hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn quản lý, và thông báo về cơ quan có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề đó.
2. Thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017 có quy định về các trường hợp thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Theo đó, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sẽ được thực hiện trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh được cấp không đúng thẩm quyền;
– Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh có nội dung trái với quy định của pháp luật;
– Người có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh không hành nghề trong khoảng thời hạn 02 năm liên tục trái quy định pháp luật;
– Người hành nghề khám chữa bệnh được xác định có sai sót chuyên môn kĩ thuật, từ đó gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh;
– Người hành nghề khám chữa bệnh không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khoảng thời hạn 02 năm liên tục;
– Người hành nghề khám chữa bệnh không đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe trong quá trình hành nghề;
– Người hành nghề khám chữa bệnh thuộc một trong những đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017. Cụ thể bao gồm:
+ Thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y dược theo bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án;
+ Đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, hoặc quyết định hình sự của tòa án, hoặc quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc;
+ Đang trong quá trình, đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất Luật khám chữa bệnh năm 2017 có quy định về thủ tục cấp/cấp lại đối với chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. Cụ thể như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại đối với chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Văn bản hợp nhất luật khám chữa bệnh năm 2017, sau đó nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế hoặc Bộ quốc phòng hoặc Sở y tế;
– Trong khoảng thời hạn 60 này được tính kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, bộ trưởng Bộ y tế hoặc bộ trưởng Bộ quốc phòng, giám đốc Sở y tế sẽ có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp cần phải tiến hành thủ tục xác minh đối với người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cung cấp thì thôi hạn có thể kéo dài hơn tuy nhiên không được phép kéo dài khoảng 180 mươi ngày, nếu không cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;
– Trong khoảng thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, bộ trưởng Bộ y tế hoặc bộ trưởng Bộ quốc phòng, giám đốc Sở y tế sẽ phải cấp lại chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người nộp hồ sơ, nếu như trong trường hợp không cấp lại chứng chỉ hành nghề thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;
– Bộ trưởng Bộ y tế sẽ tiến hành hoạt động thành lập hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện tổ chức xã hội nghề nghiệp về ngành y, hội luật gia, các cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám chữa bệnh, các tổ chức xã hội về vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tiến hành hoạt động tư vấn cho bộ trưởng Bộ y tế trong việc cấp, cấp lại hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám chữa bệnh, xây dựng các tiêu chuẩn công nhận nội dung và hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề khám chữa bệnh, điều kiện đối với các cơ sở thực hiện cập nhật kiến thức y khoa;
– Giám đốc Sở y tế sẽ tiến hành hoạt động thành lập hội đồng tư vấn với sự tham gia của đại diện các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y khoa, hội luật gia, các cơ sở đào tạo y khoa, cơ sở khám chữa bệnh, các tổ chức xã hội về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số tổ chức xã hội khác để tư vấn cho giám đốc Sở y tế trong quá trình cấp, cấp lại hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám chữa bệnh;
– Bộ trưởng Bộ quốc phòng chủ thể có thẩm quyền quy định và thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với những đối tượng được xác định là người làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ quốc phòng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 35/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám, chữa bệnh.