Tôn giáo là niềm tin của con người bao gồm tôn thờ, giáo lý, giáo luật ... Hoạt động tôn giáo là tổng hợp hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của các tôn giáo. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình, thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung:
Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung được thực hiện thông qua các giai đoạn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung. Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
-
Văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (theo mẫu B30 ban hành kèm theo Nghị định 95/2023/NĐ-CP);
-
Các loại giấy tờ, tài liệu kèm theo hoạt động thông báo danh mục tôn giáo bổ sung.
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền thông qua một trong các cách thức như sau:
-
Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
-
Hoặc nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, thành phố.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ thủ tục hành chính. Theo đó, đối với thành phần hồ sơ được nộp trực tiếp không qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hoặc hồ sơ được nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích, sau đó cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ, lưu giữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định của pháp luật, thì cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ cần phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ cần phải nêu rõ lý do trong mẫu Phiếu từ chối giải quyết thủ tục hành chính. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ, sau đó lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và ghi rõ ngày hẹn trả kết quả, đồng thời chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Giải quyết thủ tục hành chính. Sau khi nhận hồ sơ thủ tục hành chính từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả công chức, viên chức xử lý xem xét, thẩm định thành phần hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Lưu ý, thời gian giải quyết được xác định như sau: Ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nhận được văn bản thông báo hợp lệ.
Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Theo đó, công chức tiếp nhận và trả kết quả nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử theo hướng dẫn như sau:
-
Thông báo cho các tổ chức, cá nhân biết trước thông qua tin nhắn, thư điện tử, điện thoại hoặc thông qua mạng xã hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sử dụng đối với thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trước thời hạn quy định;
-
Tổ chức và cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian, địa điểm được ghi nhận cụ thể trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Trong quá trình đi nhận kết quả thì cần phải xuất trình giấy hẹn trả kết quả. Công chức trả kết quả kiểm tra phiếu hẹn và yêu cầu người đến nhận kết quả ký vào Sổ, sau đó chào kết quả cho người tiếp nhận;
-
Trong trường hợp nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì cần phải đăng ký theo hướng dẫn của Bưu điện.
Khi thực hiện thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc bổ sung hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo hằng năm;
-
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc tiếp nhận thông báo; văn bản thông báo được lưu tại cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường để thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
-
Khi thực hiện thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung, không cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;
-
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo hằng năm với cơ quan có thẩm quyền, người đại diện của các tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã, phường còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi văn bản thông báo bổ sung đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Phải thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đến cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về vấn đề thông báo danh mục hoạt động tôn giáo. Theo đó, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo bằng văn bản về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chậm nhất trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, cụ thể như sau:
-
Tổ chức tôn giáo có điện bàn hoạt động tôn giáo ở một xã, phường cần phải có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã;
-
Tổ chức tôn giáo có điện bàn hoạt động ở phạm vi dầu xã, phường trong cùng một quận, huyện thì cần phải có nghĩa vụ gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện;
-
Tổ chức tôn giáo có điện bàn hoạt động tôn giáo trong phạm vi nhiều quận, huyện thuộc một tỉnh cần phải có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh;
-
Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau cần phải có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng ở cấp trung ương.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động tại nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì cần phải có nghĩa vụ gửi thông báo danh sách hoạt động tôn giáo đến Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cấp trung ương. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo bằng văn bản về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chậm nhất trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày tổ chức tôn giáo đã được công nhận.
3. Quy định về đăng ký hoạt động tín ngưỡng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về vấn đề đăng ký hoạt động tín ngưỡng. Theo đó:
-
Hoạt động tín ngưỡng của các cơ sở tín ngưỡng bắt buộc phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ;
-
Cá nhân là đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi văn bản đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất trong khoảng thời gian 30 ngày trước thời điểm cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng trên thực tế. Văn bản đăng ký cần phải nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng của cơ sở, nội dung hoạt động, quy mô hoạt động, thời gian và địa điểm diễn ra hoạt động tín ngưỡng;
-
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường là cơ quan có trách nhiệm, nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhận được văn bản đăng ký hợp lệ của các cơ sở tín ngưỡng, trong trường hợp từ chối thì cần phải nêu rõ lý do chính đáng bằng văn bản. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng cần phải có trách nhiệm và đăng ký bổ sung chậm nhất trong khoảng thời gian 20 ngày trước thời điểm diễn ra hoạt động đó.
THAM KHẢO THÊM: