Ngạch công chức là gì? Điều kiện thi ngạch công chức? Thủ tục thi nâng ngạch công chức?
Thi ngạch công chức là một vấn đề được các công chức khá là quan tâm, bởi đây là cơ hội để các công chức được bổ nhiệm vào vị trí mà họ mong muốn. Vậy, Thủ tục thi nâng ngạch công chức như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?
Cơ sở pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019;
– Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
– Thông tư số 03/2019/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, nâng ngạch công chức;
– Nghị định số 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, nâng ngạch công chức.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Ngạch công chức là gì?
Hiện nay không có quy định cụ thể nào về vấn đề ngạch công chức là gì, tuy nhiên dựa theo các quy định pháp luật có liên quan ta có thể hiểu ngạch công chức là một khái niệm sử dụng riêng cho công chức, ngạch công chức là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm người được tuyển dụng vào công chức vào vị trí việc làm tương ứng với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Vậy, Ngạch công chức bao gồm những loại nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019 có thể xác định các loại ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương, Chuyên viên chính và tương đương, Chuyên viên và tương đương, Cán sự và tương đương, Nhân viên, Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù không có quy định cụ thể về khái niệm ngạch công chức, nhưng pháp luật lại quy định rất rõ về phân loại các loại ngạch công chức, từ đó cũng phần nào giúp chúng ta hiểu được ngạch công chức là gì.
2. Điều kiện thi ngạch công chức:
Công chức muốn được thi ngạch công chức để được bổ nhiệm vào vị trí làm việc phù hợp với chuyên môn của mình thì cần phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Cụ thể, luật cán bộ công chức năm 2008 sửa đổi bổ sung 2019 đã quy định rất rõ về điều kiện, tiêu chuẩn thi ngạch công chức tại điều 45 luật này. Theo đó, ta có thể hiểu công chức cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, công chức phải là người được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch.
Thứ hai, phải là những công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của pháp luật. Một công chức thường xuyên bị kỷ luật, không hoàn thành các nhiệm vụ được giao, hiển nhiên không thể tham gia các cuộc thi nâng ngạch công chức.
Thứ ba, phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn. Năng lực, trình độ chuyên môn của các công chức phải được thể hiện ở các kỳ thi, những chứng chỉ, được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận
Thứ tư, Công chức đăng ký dự thi nâng ngạch công chức phải cung cấp được các văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
Thứ năm, Công chức thi ngạch công chức còn phải đảm bảo về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn nêu trên, pháp luật cũng quy định khá khắt khe trong vấn đề thi ngạch công chức của một công chức. Khi một công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định trên thì còn phải kèm theo các điều kiện như: Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận; Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm thì mới được xét nâng ngạch công chức .
3.Thủ tục thi nâng ngạch công chức:
Về hồ sơ:
Để thi ngạch công chức, các công chức cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ nâng ngạch công chức, cụ thể bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Bản Sơ yếu lý lịch công chức có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Về trình tự thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thi ngạch công chức:
Bước 1. Các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng Đề án thi nâng ngạch công chức sau đó gửi lên Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương xem xét có ý kiến trước khi tổ chức theo thẩm quyền. Các nội dung đề án gửi lên phải đảm bảo theo quy định trong Thông tư số 03/2019/TT-BNV.
Bước 2. Tổ chức thi nâng ngạch công chức
Thứ nhất, Đối với kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chính hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện như sau:
Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước tổ chức thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp:
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên chính lên ngạch chuyên viên cao cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam và của các tổ chức chính trị – xã hội.
-Thứ hai, Trường hợp thi nâng ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính lên ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp được thực hiện như sau:
Cơ quan quản lý ngạch công chức chuyên ngành của Đảng phải phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành chủ trì cùng phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện kỳ thi nâng ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên chính lên ngạch công chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp
Thứ ba, đối với thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương được thực hiện như sau:
Cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện việc thi nâng ngạch sau khi có ý kiến về nội dung đề án và chỉ tiêu nâng ngạch của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương
Thứ tư, đối với trường hợp thi nâng ngạch từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự hoặc tương đương; từ ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên hoặc tương đương được thực hiện như sau:
Cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm tổ chức thi nâng ngạch sau khi có ý kiến về chỉ tiêu nâng ngạch của Bộ Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Trung ương
Về môn thi, hình thức, thời gian thi nâng ngạch:
Thi nâng ngạch công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
Vòng 1: Công chức dự thi sẽ làm bài thi Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính hoặc trên giấy với các nội dung cụ thể như:
Phần Kiến thức chung: Sẽ có 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo tiêu chuẩn của ngạch dự thi. Thời gian thi 60 phút.
Phần thi ngoại ngữ: sẽ có 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thời gian thi 30 phút.
Phần thi Tin học : sẽ có 30 câu hỏi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thời gian thi 30 phút.
Sau khi hoàn thành bài thi ở vòng 1, cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức thi ngạch công chức phải
Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức phải gửi
Vòng 2: Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ:
Đối với trường hợp thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Thi viết đề án, b) Đối với thi nâng ngạch lên chuyên viên chính hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của ngạch dự thi với thang điểm 100.
Đối với trường hợp thi nâng ngạch lên cán sự, chuyên viên hoặc tương đương: Thi viết
Về việc cơ quan có thẩm quyền xác định người trúng tuyển kỳ thi nâng
Đối với thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Người trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương phải có tổng kết quả điểm thi môn chuyên môn, nghiệp vụ tại vòng 2 từ 100 điểm trở lên
Đối với trường hợp thi nâng ngạch lên chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự hoặc tương đương:Người trúng tuyển phải có kết quả điểm thi môn chuyên môn, nghiệp vụ tại vòng 2 từ 50 điểm trở lên
Bước 3: Thông báo kết quả thi nâng ngạch
Hội đồng thi nâng ngạch công chức phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức về kết quả chấm thi và gửi thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý công chức về điểm thi của công chức dự thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chấm thi vòng 2.
Công chức dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi viết vòng 2. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này.
Hội đồng thi nâng ngạch công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức phê duyệt kết quả kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển trong 05 ngày làm việc sau ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ thi và phải thông báo kết quả thi và danh sách công chức trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan quản lý công chức có công chức tham dự kỳ thi.
Về thời gian giải quyết
105 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
Về lệ phí thi ngạch công chức
Đối với trường hợp thi nâng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương:
Lệ phí dao động từ 500.000 đồng/thí sinh/lần dự thi đến 700.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
Đối với trường hợp thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương:
Lệ phí dao động từ 1.200.000 đồng/thí sinh/lần dự thi đến 1.400.000 đồng/thí sinh/lần dự thi;
Lệ phí phúc khảo bài thi là : 150.000 đồng/bài thi.