Khái quát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự? Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự
Khi bản án, quyết định của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Khái quát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự?
– Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
+ Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán
+ Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm;
+ Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
+ Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
+ Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
+ Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
+ Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
+ Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
+ Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Những nội dung nêu trên là nội dung bắt buộc phải có đối với một quyết định giám đốc thẩm, điều này nhằm đảm bảo cho một quyết định giám đốc thẩm được thực hiện đúng pháp luật cả về nội dung lẫn hình thức. Ngoài yêu cầu phải có đầy đủ các nội dung nêu trên thì quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, tránh tối nghĩa, gây cách hiểu không đúng cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến bản án; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng.
2. Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự
– Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Điều 134
Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bản án, quyết định đó chưa thi hành hoặc đã thi hành được một phần: trường hợp này Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bản án, quyết định đó đã thi hành xong: trường hợp này Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
– Thi hành quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa được quy định tại Điều 134 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
+ Trường hợp quyết định giám đốc thẩm sau khi xem xét bản án, quyết định của tòa án và hội đồng giám đóc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa: trường hợp này việc thi hành được thực hiện theo quyết định giám đốc thẩm và bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.
+ Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới không bị Hội đồng giám đốc thẩm tuyên bố hủy, bị sửa mà chưa được thi hành: sau khi có quyết định giám đốc thẩm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án; nếu đã thi hành xong thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
+ Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án mà Quyết định giám đốc thẩm tuyên hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà bản án, quyết định của tòa án này đã được thi hành trước đó, đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản.
Lưu ý đối với trường hợp tài sản thi hành án là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản còn nguyên trạng thì cưỡng chế trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
Trường hợp khi đã thi hành án xong, tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản mà người này đã có được thông qua đấu giá hoặc thông qua quyết định của bản án, quyết định của tòa án.
Trường hợp người bị thiệt hại do bản án, quyết định của Tòa án có yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì cơ quan ra bản án, quyết định bị hủy, sửa giải quyết theo quy định của pháp luật và quyết định về đền bù thiệt hại cho người bị thiệt hại.
– Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được quy định tại Điều 136 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 như sau:
+ Trường hợp sau khi xem xét xong bản án Hội đồng xét xử ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại. Trường hợp này thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới, bản án cũ, quyết định cũ sẽ không còn hiệu lực pháp luật.
+ Trường hợp sau khi xem xét xong bản án Hội đồng xét xử ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị hủy đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thực hiện như sau:
Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong: trong trường hợp này thì đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản mà hai bên đã thưc hiện với nhau trước đó nhằm thực hiện theo quyết định được sửa.
Trường hợp các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhau nhưng tài sản thi hành án là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản còn nguyên trạng thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
Trường hợp đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó theo bản án, quyết định mới tuyên hủy bản án, quyết định cũ thì người này không phải là chủ sở hữu tài sản hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản của mình
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Thủ tục thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự, cũng như các nội dung liên quan đến thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.