Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế được quy định hiện hành? Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế?
Trên thực tế thì không phải các thông tin của một cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp đều được cố định từ khi sinh ra, ra đời đến lúc chết đi hoặc không còn tồn tài nữa. Cũng chính vì các nhà làm luật nhận định được điều này nên đã đưa ra các quy định về việc có thể thay đổi thông tin đăng ký thuế nhưng việc thay đổi này cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên thì việc thay đổi này sẽ phải dựa trên các yếu tối được quy định cụ thể tại điều khoản mà pháp luật cho phép. Vậy theo như quy định của pháp luật Việt nam hiện hành thì thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế có nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung liên quan đến vấn đề này như sau:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế được quy định hiện hành
Hiện nay, khi các giấy tờ và thủ tục hành chính không được giữ nguyên và có sự thay đổi để thống nhất và phù hợp với sự quản lý và phát triển công nghệ thông tin thì có sự ra đời của căn cước công dân mới, sự thay đổi địa chỉ, trụ sở, …. dó đó phải cần thực hiện việc thay đổi thông tin đăng ký để cho phù hợp với sự quản lý của cơ quan nhà nước về việc nộp thuế đúng theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Cũng chính vì thế mà khi có sự thay đổi về thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế thì doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế. Cụ thể khi doanh nghiệp có sự thay đổi về:
– Tên chính thức
– Địa chỉ trụ sở
– Địa chỉ nhận
– Quyết định thành lập
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Đăng ký xuất nhập khẩu
– Ngành nghề kinh doanh chính
– Vốn điều lệ
– Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh
– Loại hình kinh tế
– Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh
– Năm tài chính
– Thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan cấp trên trực tiếp)
– Thông tin về người đại diện theo pháp luật
– Các loại thuế phải nộp
– Thông tin về các đơn vị có liên quan
– Thông tin khác về họ và tên, và số điện thoại liên lạc của Tổng giám đốc, Giám đốc,… và kế toán trưởng của doanh nghiệp.
– Tình trạng trước khi tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp (nếu có)
Hoặc khi có bổ sung thông tin về tài khoản của người nộp thuế.
Như vậy có thể thấy rằng đối với các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp khi có sự thay đổi về một hoặc một số thoog tin như tác giả đã nêu ra ở trên thì cần phải thực hiện việc thay đỏi thông tin đăng ký thuế của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc thay đổi cho chính xác các thông tin với thực tế để tránh các rắc rối xảy ra trong hoạt động nộp thuế của doanh nghiệp và cả hoạt động quản lý thuế của cơ quan nhà nước theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế
Trên cơ sở quy định tại Điểm a, b, c, đ, h, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, thì Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế gồm:
Tùy từng đối tượng mà hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế có sự khác nhau, cụ thể:
– Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định tại điểm a, b, c, đ, h, n khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC (tương ứng với thứ tự 1, 2, 3, 5, 7, 9 ở bảng trên), gồm:
+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.
+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị phụ thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin trên các Giấy tờ này có thay đổi.
– Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại, gồm: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.
– Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư về hướng dẫn thi hành một số điều Luật Quản lý thuế.
– Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, gồm:
+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST hoặc hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi.
+ Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài nếu thông tin trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Trên cơ sở quy định tại Thông tư số 105/2020/TT-BTC và
Bước 1: Nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
– Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ như quy định trên cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mình. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo cách thức như: nộp trực tiếp, nộp trực tuyến qua mạng, nộp bằng đường bưu điện.
– Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến, người nộp thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế (theo mẫu số 02/ĐK-TĐT ban hành kèm theo
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Đối với hồ sơ thay đổi thông tin thuế bằng giấy:
– Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ thời Điểm nhận hồ sơ, tên tài liệu theo bảng kê danh Mục hồ sơ đăng ký thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
– Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải
Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử:
Sau khi nhận được thông tin thay đổi, bổ sung của người nộp thuế, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo (theo mẫu 03/TB-TĐT ban hành kèm theo
Bước 3: Thời hạn giải quyết thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế
– Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi các thông tin đăng ký thuế không có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế: Trong thời hạn 02 ngày làm việc.
– Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
– Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý: Không quá 10 ngày làm việc.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế? Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dug liên quan đến thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!