Hoạt động thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp tự quyết định tuy nhiên cần phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, tài sản nói chung và tài sản cố định được xem là một trong những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp. Dưới đây là thủ tục thanh lý tài sản công ty cổ phần mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thanh lý tài sản công ty cổ phần mới nhất:
Trước hết, trên thực tế thì tài sản tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, vô cùng đa dạng và phong phú. Tài sản thông thường sẽ được hiểu là những đối tượng mang một lợi ích vật chất nhất định nào đó cho con người và có thể được định giá bằng tiền. Căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về tài sản, theo đó tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đồng thời, tài sản cũng bao gồm động sản và bất động sản. Trong đó, bất động sản và động sản có thể là những loại tài sản hiện có hoặc cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai.
Theo đó, hoàn toàn có thể hiểu tài sản của công ty là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty, tức là các loại tài sản mà công ty đang quản lý và sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Mặt khác, tài sản của công ty cũng bao gồm tất cả các nguồn lực do công ty nắm quyền kiểm soát, công ty có quyền cầm giữ phải những loại tài sản đó sẽ mang lại một số lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế nhất định cho công ty trong tương lai từ quá trình khai thác và sử dụng. Tài sản của công ty cần phải đảm bảo một số tiêu chí nhất định, trong đó bao gồm: Tài sản đó bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công ty, công ty sử dụng tài sản đó để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tài sản của công ty có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó bao gồm tài sản cố định và tài sản không cố định. Những tư liệu lao động là tài sản hữu hình đồng thời thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây thì sẽ được coi là tài sản cố định của doanh nghiệp:
– Chắc chắn phải thu được những lợi ích kinh tế trong tương lai từ quá trình sử dụng tài sản đó;
– Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
– Nguyên giá tài sản bắt buộc phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
Theo đó thì có thể nói, khi có tài sản cần thanh lý, công ty cổ phần cần phải ra quyết định thanh lý tài sản, sau đó cần phải thực hiện thủ tục thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Hội đồng thanh lý tài sản cần phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động thanh lý tài sản theo đúng trình tự và thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính, sau đó lập biên bản thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, thủ tục thanh lý tài sản trong công ty cổ phần sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Công ty cổ phần có nhu cầu thanh lý tài sản của công ty còn phải nộp đơn đề nghị thanh lý tài sản. Căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, căn cứ vào quá trình theo dõi và sử dụng tài sản trong công ty, các bộ phận và các phòng ban trong công ty có tài sản cần thanh lý con phải lập đơn đề nghị thanh lý tài sản, sau đó trình đơn đề nghị thanh lý tài sản lên lãnh đạo của công ty để phê duyệt. Trong đơn đề nghị thanh lý tài sản cần phải nêu rõ danh mục tài sản cần thanh lý và lí do thanh lý tài sản đó, tình trạng thực tế của tài sản cần thanh lý.
Bước 2: Đại diện công ty cổ phần sẽ ra quyết định thanh lý tài sản cố định sau khi đã xem xét đơn yêu cầu thanh lý tài sản.
Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Hội đồng thanh lý tài sản sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra và đánh giá tài sản cố định, hội đồng thanh lý tài sản có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động thanh lý tài sản theo đúng trình tự và thủ tục ghi nhận trong quy chế quản lý tài sản. Thành phần của hội đồng thanh lý tài sản sẽ bao gồm:
– Thủ trưởng đơn vị được xác định là chủ tịch hội đồng;
– Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
– Trưởng bộ phận cơ sở vật chất, phó bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách quản lý tài sản cần thanh lý;
– Đại diện các đơn vị trực tiếp quản lý tài sản cần thanh lý;
– Các cán bộ có hiểu biết về đặc điểm và tính năng kỹ thuật cơ bản của tài sản cần thanh lý;
– Đại diện đoàn thể, công đoàn, thanh tra nhân dân.
Bước 4: Tiến hành thủ tục thanh lý tài sản của công ty. Tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm của tài sản, hội đồng thanh lý tài sản sẽ trình người đứng đầu công ty cổ phần quyết định hình thức xử lý đối với tài sản cần thanh lý như bán tài sản, hủy tài sản … Sau đó, hội đồng thanh lý tài sản sẽ lập biên bản thanh lý tài sản sau khi đã tiến hành thủ tục thanh lý. Tuy nhiên cần phải lưu ý, đối với các loại tài sản cố định trong công ty là kết cấu hạ tầng, các loại tài sản có giá trị lớn do nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý và khai thác sử dụng, khi thanh lý Bắc bộ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, đồng thời cần phải thực hiện thủ tục hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp khi thanh lý tài sản đó.
2. Các trường hợp được thanh lý tài sản công ty cổ phần:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Thông tư
– Trong trường hợp nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp và các dự án, tài sản cố định lượng bán thông thường được xác định là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định hữu hình thì bắt buộc phải cần thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp thanh lý tài sản cố định cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Thanh lý tài sản cố định là những loại tài sản hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được tại doanh nghiệp, những tài sản cố định lạc hậu về kĩ thuật và không còn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có tài sản cố định cần phải thanh lý, các doanh nghiệp cần phải ra quyết định thanh lý tài sản cố định, thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoạt động thanh lý tài sản cố định theo đúng thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính, sau đó lập biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu. Biên bản thanh lý tài sản cố định bắt buộc phải được lập thành 02 bản, một bản sẽ chuyển cho Phòng kế toán để ghi sổ sách, một bản còn lại giao cho Bộ phận quản lý/ sử dụng tài sản cố định.
Theo đó thì có thể nói, công ty cổ phần sẽ được thanh lý tài sản khi thuộc một trong những trường hợp sau:
– Tài sản cố định trong công ty cổ phần hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng trên thực tế;
– Tài sản cố định trong công ty cổ phần đã bị lạc hậu về thiết kế kỹ thuật, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
3. Công ty cổ phần thanh lý tài sản thì có thể phát sinh các chi phí nào?
Chi phí khi thực hiện thủ tục nhượng bán/thanh lý tài sản cố định sẽ phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể bao gồm:
– Phụ thuộc vào phương thức nhượng bán tài sản cố định. Theo đó, nếu hoạt động thanh lý tài sản cố định thông qua thủ tục đấu giá, chi phí sẽ cao hơn so với hoạt động thanh lý tài sản cố định trực tiếp;
– Căn cứ vào giá trị của tài sản cố định. Trong trường hợp tài sản cố định của công ty có giá trị càng cao thì chi phí thực hiện thủ tục sẽ càng cao, bất động sản thông thường sẽ có giá trị cao hơn so với các loại động sản thông thường;
– Tình trạng của tài sản cố định. Tài sản cố định còn tốt thì chi phí thực hiện thủ tục thanh lý tài sản sẽ thấp hơn so với các loại tài sản cố định đã hư hỏng.
Thông thường, chi phí thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định sẽ bao gồm các khoản cơ bản sau đây:
– Chi phí thuê các đơn vị thẩm định giá. Nếu thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định thông qua hoạt động đấu giá, doanh nghiệp sẽ phải thuê các đơn vị thẩm định giá để xác định giá trị của các loại tài sản cố định đó. Chi phí thuê các đơn vị thẩm định giá hiện nay sẽ được tính theo phần trăm giá trị của tài sản cố định;
– Chi phí tổ chức hoạt động đấu giá. Nếu thực hiện thủ tục nhượng bán tài sản cố định thông qua hoạt động đấu giá, các doanh nghiệp cần phải thuê các đơn vị tổ chức đấu giá. Chi phí tổ chức đấu giá trong trường hợp này sẽ được tính theo % giá trị của tài sản cố định;
– Chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận tài sản cố định. Chi phí này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức vận chuyển và tình trạng của tài sản cố định;
– Các chi phí khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023;
– Thông tư
– Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: