Thông thường, khi tài sản đã hết thời hạn sử dụng thì doanh nghiệp đặt ra nhu cầu tiến hành thủ tục thanh lý tài sản cố định. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thủ tục thanh lý tài sản cố định nhập khẩu đầu tư miễn thuế của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thanh lý tài sản cố định nhập đầu tư miễn thuế:
Tài sản cố định là một trong những chế định quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tài sản cố định hiện nay không có quy định chung, tài sản cố định đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Có thể hiểu, tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng trên một năm và có giá trị sử dụng từ 30.000.000 trở lên. Thanh lý tài sản cố định cũng là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên và phổ biến tại các doanh nghiệp khi tài sản đã hết thời hạn khấu hao, hỏng hóc, tài sản đã cũ và không thể sử dụng được … Luật Dương Gia hướng dẫn quy trình thanh lý và thành phần hồ sơ thanh lý tài sản cố định nhập đầu tư miễn thuế như sau:
Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm: Đơn đề nghị thanh lý tài sản, giấy tờ mua bán tài sản, danh mục tài sản cần thanh lý.
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản. Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản, lập hội đồng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cần thanh lý. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong giai đoạn này bao gồm: Quyết định thanh lý tài sản, quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản.
Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Hội đồng thanh lý tài sản sẽ bao gồm thành phần như sau: Thủ trưởng đơn vị là chủ tịch hội đồng, kế toán trưởng, trưởng bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ chịu trách nhiệm quản lý tài sản, đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản, cán bộ có hiểu biết về đặc điểm và tính năng kỹ thuật của tài sản, công đoàn, thanh tra nhân dân.
Bước 4: Tiến hành hoạt động thanh lý tài sản. Trong đó, hội đồng thanh lý tài sản cần phải đánh giá chất lượng còn lại của tài sản, quá trình đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như sổ sách theo dõi chế độ bảo hành, những hỏng hóc của tài sản, số lần bảo trì, số lần sửa chữa, mức độ tiêu hao nhiên liệu của tài sản … Sau đó tổng hợp và xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Quá trình thanh lý tài sản cần phải lập thành văn bản, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị thanh lý tài sản. Đối với các tài sản cố định được xác định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do nhà nước đầu tư xây dựng và có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thì cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cần phải thực hiện thủ tục hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, thủ tục thanh lý tài sản cố định nhập đầu tư miễn thuế là một quy trình phức tạp. Cần phải nắm rõ quy trình thanh lý tài sản cố định nhập đầu tư miễn thuế vì đây là một trong những nội dung quan trọng của bộ phận kế toán.
2. Mức thuế suất khi thanh lý tài sản cố định là bao nhiêu?
Trong quá trình thanh lý tài sản cố định, các doanh nghiệp phát sinh nghãi vụ nộp thuế, trong đó tiêu biểu là thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định:
Khoản thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản cố định được xác định = doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng tài sản và thanh lý tài sản cố định – giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng hoặc thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng/thanh lý tài sản và các khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt động chuyển nhượng và thanh lý tài sản đó.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục thuế cũng đã có công văn hướng dẫn cụ thể về vấn đề thanh lý tài sản cố định. Theo đó, trong quá trình phá dỡ và thanh lý tài sản cố định là các loại trang thiết bị máy móc tuy nhiên chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết hoặc phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sẽ được quyền tính vào chi phí hợp lý trong quá trình xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ được trừ trực tiếp vào thu nhập khác và được tính là chi phí hợp lý trong quá trình xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có thành phần hồ sơ giấy tờ đầy đủ để chứng minh quy trình phá dỡ tài sản cố định. Trong trường hợp khi thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp bị lỗ thì khoản lỗ này sẽ được tổng hợp trừ vào thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định tổng thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về thuế giá trị gia tăng khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng khi thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp. Theo đó, thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp cần phải nộp như sau:
Thuế giá trị gia tăng = giá trị của tài sản x thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Tùy từng loại tài sản cố định, các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng có thể bao gồm: 0%, 5% và 10%.
3. Những trường hợp nào doanh nghiệp cần thanh lý tài sản cố định?
Thanh lý tài sản cố định là việc các doanh nghiệp bán những tài sản đã hết thời hạn khấu hao, những tài sản hỏng hóc, thời hạn của tài sản đó đã cũ và không thể tiếp tục được sử dụng, và những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế nhằm mục đích đổi mới những tài sản tốt hơn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đạt hiệu quả cao hơn. Tài sản cố định có thể được xử lý khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Tài sản cố định đã bị hư hỏng, tài sản cố định không thể sửa chữa, sử dụng được;
– Tài sản cố định đã lạc hậu, tài sản cố định không còn phù hợp với công năng, không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp;
– Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
–
– Thông tư 28/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 và Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính,
– Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
– Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: