Thủ tục thành lập trường đào tạo tôn giáo. Hồ sơ thành lập trường đào tạo tôn giáo.
Thủ tục thành lập trường đào tạo tôn giáo. Hồ sơ thành lập trường đào tạo tôn giáo.
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo 2004;
2. Luật sư tư vấn:
Pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo 2004 cho phép các tổ chức tôn giao được thành lập trường đào tạo chuyên hoạt động tôn giáo.
Theo pháp lệnh này, việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng chính phù. Môn học chính khóa của trường là môn học về lịch sử việt Nam, pháp luật Việt Nam phải được đưa vào chương tình giảng dạy.
Trình tự, thủ tục thành lập trường đào tạo chuyên hoạt động tôn giáo được quy định tại Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
* Thành lập trường đào tạo hoạt động tôn giáo quy định tại Điều 14 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, hồ sơ thành lập trường đào tạo tôn giáo gồm:
– Văn bản đề nghị thành lập trường
Xem thêm: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
– Đề án thành lập trường, trong đó nêu rõ tên tổ chức tôn giáo đề nghị thành lập trường, sự cần thiết thành lập trường, tên trường, địa điểm dự kiến đặt trường kèm theo hồ sơ về đất đai, cơ sở vật chất, khả năng đảm bảo về tài chính, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quy mô, chương trình, nội dung giảng dạy, dự thảo quy chế hoạt động, dự thảo quy chế tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến Ban giám hiệu hoặc Ban giám đốc (gọi chung là Ban lãnh đạo) kèm theo danh sách trích ngang, dự kiến đội ngũ tham gia giảng dạy
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường học được phép thành lập thực hiện chiêu sinh theo nguyên tắc tự nguyện, công khai và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
* Đối với người theo học tại trường đào những người chuyên hoạt động tôn giáo quy dịnh tại Nghị định 92/2012/NĐ-CP như sau:
– Công dân Việt Nam theo học tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
– Người nước ngoài theo học tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất, nhập cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan; được Ban lãnh đạo nhà trường đồng ý và làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương xem xét, quyết định.
Xem thêm: Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử