Kinh doanh hàng miễn thuế là một lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để tham gia vào lĩnh vực này, doanh nghiệp cần đáp ứng nhiều điều kiện và thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục thành lập công ty kinh doanh hàng miễn thuế.
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh hàng miễn thuế (duty free) là gì?
Kinh doanh hàng miễn thuế là hoạt động bán các mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu). Hoạt động này thường diễn ra tại cửa hàng miễn thuế trong khu vực giới hạn của cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, cảng biển loại 1 hoặc được bán trực tiếp trên các chuyến bay quốc tế để phục vụ hành khách Việt Nam và hành khách quốc tế.
Tại các sân bay và cửa khẩu Việt Nam, các mặt hàng phổ biến trong cửa hàng miễn thuế bao gồm: rượu, thuốc lá, nước hoa, mỹ phẩm, túi xách, đặc sản địa phương, quần áo, bánh kẹo…
Khi mua các sản phẩm tại cửa hàng miễn thuế, khách hàng sẽ được hưởng các lợi ích sau đây:
– Thứ nhất là giá mua hàng sẽ rẻ hơn so với mua tại các cửa hàng thông thường do không phải chịu thuế.
– Thứ hai là mẫu mã đa dạng, phong phú, nhiều thương hiệu nổi tiếng.
2. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh cửa hàng miễn thuế (duty free shop):
2.1. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh cửa hàng miễn thuế:
Để mở cửa hàng miễn thuế (duty free shop), chủ cửa hàng có thể lựa chọn thành lập một trong ba loại hình doanh nghiệp phổ biến sau:
Thứ nhất là, thành lập cửa hàng miễn thuế dưới dạng công ty TNHH một thành viên
Về hồ sơ thành lập bao gồm:
+ Điều lệ công ty.
+ Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên kinh doanh hàng miễn thuế.
+ Bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và chủ sở hữu công ty.
Thứ hai là, thành lập cửa hàng dưới dạng công ty TNHH hai thành viên trở lên
Về hồ sơ thành lập bao gồm:
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách các thành viên góp vốn mở công ty.
+ Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên kinh doanh hàng miễn thuế.
+ Bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các thành viên công ty.
Thứ ba là, thành lập cửa hàng dưới dạng công ty cổ phần
Về hồ sơ thành lập bao gồm:
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách cổ đông sáng lập.
+ Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần kinh doanh hàng miễn thuế.
+ Bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và các cổ đông sáng lập.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà chủ cửa hàng cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
Một là, bản sao công chứng/chứng thực quyết định thành lập/đăng ký kinh doanh của thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập là tổ chức.
Hai là, văn bản cử người đại diện quản lý phần vốn góp của thành viên/cổ đông là tổ chức kèm theo bản sao công chứng/chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
Ba là,
2.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh hàng miễn thuế:
Quy trình thành lập công ty để mở cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty:
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị sẽ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp mà chủ cửa hàng (doanh nghiệp) đó lựa chọn. Chủ cửa hàng (doanh nghiệp) có thể tham khảo bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp mà chúng tôi đã nêu ở trên để có thể chuẩn bị một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh
Hiện nay, hầu hết các Sở KH&ĐT đều ưu tiên tiếp nhận hồ sơ online. Chủ doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu điện hoặc online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc trang dịch vụ công của tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, việc nộp hồ sơ online không phức tạp, nhưng bạn phải mua chữ ký số (token điện tử) hoặc có tài khoản đăng ký kinh doanh thì mới có thể nộp hồ sơ. Hơn nữa việc không nắm rõ cách thức nộp hồ sơ online có thể khiến hồ sơ của chủ doanh nghiệp bị ra thông báo không hợp lệ nhiều lần.
Bước 3. Nhận giấy phép kinh doanh
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ kiểm tra và thông báo kết quả trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế cho công ty. Còn nếu hồ sơ không hợp lệ, thì chủ nghiệp sẽ nhận được thông báo từ chối cấp giấy của phòng Đăng ký kinh doanh hoặc thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi hồ sơ sao cho hợp lệ.
Bước 4. Hoàn tất các thủ tục sau thành lập
Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập ở các bước nêu trên, chủ doanh nghiệp (công ty) sẽ phải tiến hành thực hiện các bước sau đây để kết thúc quá trình thành lập cửa hàng miễn thuế theo đúng quy định của pháp luật:
Một là, treo bảng hiệu công ty.
Hai là, khắc dấu chức danh và dấu pháp nhân.
Ba là, mua chữ ký số và hóa đơn điện tử.
Bốn là, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và lệ phí môn bài.
Năm là, mở tài khoản ngân hàng.
Sáu là, xin cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế (giấy phép con).
Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục thành lập công ty để mở cửa hàng miễn thuế thì chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý 01 số điều sau đây, nhằm tránh trường hợp hồ sơ bị trả về làm mất thời gian cũng như chi phí của doanh nghiệp:
– Nên chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để tránh bị trả lại.
– Nộp hồ sơ online cần có chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Đồng thời phải hoàn tất các thủ tục sau thành lập để công ty hoạt động hợp pháp.
– Tổng thời gian để hoàn tất thủ tục thành lập công ty kinh doanh hàng miễn thuế từ 5-7 ngày làm việc. (trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và không bị trả về).
3. Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh hàng miễn thuế (giấy phép con) theo các bước sau đây:
Bước 1. Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bao gồm
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
– Bản sao sơ đồ thiết kế khu vực, vị trí cửa hàng, kho chứa hàng, hệ thống camera.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (trừ trường hợp được công nhận).
Bước 2. Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo1 trong 3 cách:
– Cách 1: Nộp trực tiếp tại Tổng cục Hải quan (Địa chỉ: Số 9 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội).
– Cách 2: Gửi qua đường bưu điện.
– Cách 3: Nộp online qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Bước 3. Kiểm tra hồ sơ và tiến hành cấp phép hoạt động
Ở bước này, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cửa hàng miễn thuế cũng như các kho, bãi chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp đã nộp hồ sơ, thời hạn kiểm tra này sẽ kéo dài đến 10 ngày. Sau 10 ngày kể từ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra trên thực tế.
– Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo.
– Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong vòng 30 ngày làm việc.
Tuy nhiên, ở quy trình xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý 01 số điều quan trọng sau đây:
Sau khi được cấp phép hoạt trên thực tế, doanh nghiệp phải tiến hành đưa cửa hàng vào hoạt động trong vòng 6 tháng kể từ ngày được cấp phép. Nếu không, giấy phép sẽ bị thu hồi theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
THAM KHẢO THÊM: