Bảo hiểm nhân thọ có vai trò trong việc bảo vệ quỹ tài chính cho gia đình và cá nhân, góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có đưa ra khái niệm cụ thể về bảo hiểm nhân thọ. Theo đó thì bảo hiểm nhân thọ là khái niệm để chỉ một loại hình bảo hiểm phục vụ cho khách hàng trong trường hợp đã tử vong. Như vậy thì có thể nói, bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm cung cấp bởi các công ty bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho khách hàng trước những rủi ro liên quan đến tính mạng và sức khỏe. Bên cạnh đó thì bảo hiểm nhân thọ cũng được coi là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Vì vậy, các công ty bảo hiểm nhân thọ được thành lập ngày càng nhiều. Quá trình thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ được nêu cụ thể trong phần dưới đây. Tài liệu và giấy tờ được đánh giá là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình đăng ký thủ tục hành chính thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ tại cơ quan nhà nước.
Bước 2: Bên cạnh vấn đề chuẩn bị hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ thì các tổ chức và cá nhân cũng cần phải chuẩn bị thông tin về công ty bảo hiểm nhân thọ mà mình chuẩn bị thành lập. Cần phải chuẩn bị về vốn pháp định và kê khai vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp cần phải căn cứ vào ngành nghề kinh doanh cũng như điều kiện và khả năng bảo hiểm của mình. Bởi vì suy cho cùng thì lĩnh vực bảo hiểm thuộc ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, bị bệnh doanh nghiệp cần phải thực hiện hoạt động đăng ký kê khai vốn điều lệ ít nhất bằng với mức vốn pháp định phù hợp với quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, các chủ thể có nhu cầu thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ cần phải chuẩn bị về loại hình doanh nghiệp cho công ty bảo hiểm nhân thọ mà mình mong muốn thành lập, có thể là công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp doanh. Mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng biệt vì vậy doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của công ty để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị tên của công ty bảo hiểm nhân thọ, tên của công ty bảo hiểm đó phải là tên duy nhất và không được trùng lặp với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó, trong tên công ty bảo hiểm nhân thọ không được sử dụng từ ngữ hoặc ký hiệu vi phạm truyền thống văn hóa và vi phạm đạo đức của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra cũng cần xác định người đại diện theo pháp luật của công ty bảo hiểm nhân thọ. Cần phải lựa chọn một người có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để làm người đại diện theo pháp luật của công ty bảo hiểm nhân thọ, vì người đại diện là người có vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm trước mọi quyết định cũng như mọi hoạt động của doanh nghiệp đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Phòng đăng ký kinh doanh. Tức là sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì các chủ thể có nhu cầu đăng ký thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ phải nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đó đặt địa chỉ trụ sở của công ty bảo hiểm nhân thọ. Thông thường thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ trong khoảng thời gian 3-5 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy hồ sơ có sai sót thì các chủ thể nộp hồ sơ sẽ được trả lời bằng văn bản và hướng dẫn sửa đổi sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành hoạt động công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Thời hạn quy định để một doanh nghiệp tiến hành hoạt động công bố nội dung thông tin đăng ký công ty bảo hiểm nhân thọ được xác định là trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày có giấy phép thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ. Cụ thể là doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bảo hiểm nhân thọ thì phải thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo thủ tục luật định và phải trả phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố phải bao gồm các vấn đề cơ bản sau: Ngành nghề kinh doanh, danh sách thành viên, trụ sở của công ty bảo hiểm nhân thọ … Theo quy định của pháp luật hiện nay, nếu như doanh nghiệp đó không thực hiện theo đúng quy định nêu trên thì có thể sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm trên thực tế.
2. Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ:
Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty bảo hiểm nhân thọ theo mẫu do pháp luật quy định;
– Dự thảo điều lệ công ty được về duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp cùng với văn bằng chứng chỉ chứng minh năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc hoặc những người được xác định là người đại diện theo pháp luật của công ty bảo hiểm nhân thọ;
– Phương thức góp vốn vào danh sách của các tổ chức và cá nhân sáng lập hoặc thành viên và cổ đông dự kiến góp vốn 10% vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đắp ứng điều kiện về cũng đông và thành viên góp vốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ, những giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện về nhân sự của công ty bảo hiểm nhân thọ;
– Và các loại giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Điều kiện thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ:
Có thể nói, kinh doanh bảo hiểm nói chung và kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nói riêng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó để có thể thuận lợi đi vào kinh doanh và thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ thì doanh nghiệp đó cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, công ty bảo hiểm nhân thọ cần phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định. Căn cứ theo quy định tại Điều 133 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022, vốn pháp định khi thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ được quy định như sau:
– Vốn điều lệ phải được góp bằng đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo pháp luật quy định;
– Cổ đông ba thành viên góp vốn không được sử dụng nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân khác để tham gia hoạt động góp vốn trái quy định của pháp luật;
– Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe cần phải có mức vốn điều lệ tối thiểu từ 750 tỷ đồng Việt Nam;
– Đối với công ty kinh doanh bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí thì cần phải đáp ứng số vốn điều lệ tối thiểu từ 1000 tỷ Việt Nam.
Thứ hai, công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cần phải đắp ứng được điều kiện về cũng đông và thành viên góp vốn thành lập công ty, cụ thể như sau:
– Các tổ chức và cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 là đang hoạt động hợp pháp, trong trường hợp tổ chức đó tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong khoảng thời hạn 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng điều kiện về mặt tài chính theo quy định của pháp luật;
– Đối với tổ chức thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ mang quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng điều kiện về tổng tài sản không thấp hơn 2000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ thành lập công ty;
– Còn đối với tổ chức nước ngoài thì cần phải đáp ứng thêm điều kiện: Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên lãnh thổ của Việt Nam, có tổng khối lượng tài sản tối thiểu tương đương với 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm bộ hồ sơ thành lập công ty, không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm xã hội.
Thứ ba, cần phải đáp ứng điều kiện về nhân sự, cụ thể như sau:
– Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và không bị xử phạt dưới hình thức sa thải do vi phạm quy định của nội qui trong khoảng thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm;
– Không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bổ nhiệm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.