Các trường hợp dự án đầu tư bị ngừng hoạt động theo Luật Đầu tư 2020? Thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư?
Những năm gần đây Việt Nam luôn được đánh giá là một trong số các quốc gia đáng để đầu tư hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Từ khi
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp dự án đầu tư bị ngừng hoạt động theo Luật Đầu tư 2020:
Giống với việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh khi nhà đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án thì phải thông báo về việc tạm ngừng của dự án tới cơ quan đăng ký đầu tư.
Các trường hợp tạm ngừng thực hiện dự án được quy định tại Điều 47
“Điều 47. Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn ngừng hoạt động của dự án đầu tư quy định tại Điều này.”
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật quy định các nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trường thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng.
Trong đó, trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
Pháp luật nước ta cũng quy định nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư để bảo vệ tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý về môi trường.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài.
– Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
Như vậy, ta nhận thấy, so với
Lưu ý, dự án đầu tư bị ngừng hoạt động sẽ bị chấm dứt hoạt động hoàn toàn trong các trường hợp cụ thể như sau:
– Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động.
– Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.
2. Thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư:
Việc các chủ thể thực hiện đúng nội dung dự án đầu tư và đảm bảo tiến độ thực hiện dự án là trách nhiệm của nhà đầu tư sau khi đăng ký dự án thành công và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án, nhà đầu tư có thể gặp khó khăn, gặp những tình huống bất khả kháng dẫn đến phải tạm ngưng dự án. Hoặc dự án gặp những trường hợp mà cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc dự án phải tạm ngừng hay ngưng hoạt động dự án. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư.
2.1. Hồ sơ cần chuẩn bị:
Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư bao gồm:
– Thứ nhất: Thông báo tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư.
Thông báo tạm ngừng cần có các nội dung chính sau: Thông tin nhà đầu tư; thông tin tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư; tình hình hoạt động của dự án (thực hiện các thủ tục hành chính, tiến độ triển khai); tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính; nội dung tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư; cam kết của nhà đầu tư.
– Thứ hai: Văn bản ủy quyền đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật; Hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ đối với tổ chức thực hiện dịch vụ nộp hổ hồ sơ và
– Thứ ba: Quyết định, biên bản họp (nếu có) về việc tạm ngừng.
– Thứ tư: Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.
2.2. Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư:
Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định pháp luật.
Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố
Cách thức nộp hồ sơ: Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận Thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư và ghi nhận tình trạng hoạt động của dự án.
– Trường hợp do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2.3. Mức phạt khi không thông báo ngừng hoạt động dự án đầu tư:
Mức phạt khi không thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định tại
“Điều 13. Vi phạm các quy định về hoạt động đầu tư tại Việt Nam
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;”
Như vậy, đối với hành vi không thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư thì mức phạt sẽ là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng căn cứ theo tính chất và mức độ cụ thể của hành vi đó.