Thủ tục hải quan là hoạt động bắt buộc phải thực hiện nếu muốn đưa bất kỳ hàng hóa nào nhập khẩu hay xuất khẩu ra nước khác. Để có thể kiểm soát được những lô hàng có dấu hiệu xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ thì có thể áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan .Vậy thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan mới nhất được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khi thực hiện việc tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với mục đích chính là thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Việc áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân có hàng hóa làm thủ tục hải quan nên phải tuân thủ nguyên tắc chặt chẽ để hạn chế tối thiểu biện pháp này gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức có liên quan. Căn cứ theo Điều 73
– Đối tượng có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp này là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được chấp thuận nếu chứng minh được những dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
– Ngoài việc cá nhân là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể đề nghị vấn đề trên mà cá nhân được ủy quyền hợp pháp cũng có thể được thực hiện nếu có đơn đề nghị. Đây chính là cơ sở để cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đồng thời phải gửi kèm theo bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời là đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng;
Trong khi thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan có thể chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan;
– Hiện nay, có trường hợp ngoại lệ sẽ không thể tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2022 đó là không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, hành lý, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và hàng hóa quá cảnh;
Như vậy, theo quy định trên thì nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các nguyên tắc sau:
– Cá nhân có thể yêu cầu tạm ngừng thủ tục hải quan đó là: chủ sở hữu sở hữu trí tuệ, người được ủy quyền hợp pháp chứng minh được dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu tri tuệ; Cơ quan hải quan có thể chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu phát hiện hàng hóa nghi ngờ giả mạo về sở hữu trí tuệ;
– Khi yêu cầu áp dụng biện pháp này phải có đơn đề nghị và chứng cứ chứng minh;
– Biện pháp này sẽ không áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt như hàng viện trợ nhân đạo, hành lý, quà tặng…
2. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan thực hiện thế nào?
Theo quy tại Điều 76 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2022 Luật Hải quan thì thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan thực hiện như sau:
– Cá nhân có cơ sở nhận thấy quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm thì làm đơn đề nghị gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với người yêu cầu đã được cơ quan hải quan chấp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát được thực hiện như sau:
+ Khi nhận thấy chính xác lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan và nhanh chóng tiến hành thông báo ngay bằng văn bản cho người yêu cầu biết;
+ Việc thông báo có thời gian chờ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan. Trách nhiệm lúc này thuộc về người yêu cầu có đơn đề nghị nếu cá nhân này không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định;
Đối với trường hợp người nộp đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị tạm dừng, đồng thời nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Văn bản hợp nhất Luật Hải quan thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.
– Đối với trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng chưa hoàn thiện thủ tục về mặt hình thức là nộp đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 74 Văn bản hợp nhất Luật Hải quan;
– Lưu ý: Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định.
Thời gian này có thể thay đổi nhất định nếu trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng cung cấp được lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 20 ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều 74 Văn bản hợp nhất Luật Hải quan;
– Khi đã hết thời gian tạm dừng thủ tục hải quan thì cá nhân là người yêu cầu áp dụng biện pháp này có thể khởi kiện dân sự mà không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng;
– Đối với những nghĩa vụ phải thanh toán chi phí phát sinh trong hoạt động này thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho, bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cho chủ hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra;
– Liên quan đến vấn đề hoàn trả khoản tiền bảo đảm: Cơ quan hải quan hoàn trả các khoản tiền bảo đảm cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp sau khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền;
– Thời hạn nộp thuế (nếu có) được tính từ ngày cơ quan hải quan quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
3. Khi tiếp nhận đơn đề nghị tạm dừng thủ tục hải quan thì việc thông báo tiếp nhận diễn ra trong bao lâu?
Cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận đơn đề nghị tạm dừng thủ tục hải quan hiện nay bao gồm: Chi cục Hải quan nhận đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan; Tổng cục Hải quan nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hải quan. Cơ quan này khi Tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan phải tuân thủ quy định tại Điều 75 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2022 Luật Hải quan. Theo đó, Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đề nghị theo thời hạn sau đây:
– Hoàn thành trách nhiệm trong khoảng thời gian chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
– Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
Lưu ý: Khi nhận thấy có cơ sở không cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan thì phải trả lời bằng văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2022 Luật Hải quan.
THAM KHẢO THÊM: