Thông thường, khi đăng ký kết hôn vợ sẽ thực hiện nhập khẩu vào nhà chồng. Thủ tục tách, chuyển hộ khẩu từ nhà mẹ đẻ sang nhà chồng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về sổ hộ khẩu hiện hành:
Sổ hộ khẩu về cơ bản được hiểu là một hình thức để quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình, giúp cho cơ quan Nhà nước xác định được nơi thường trú hợp pháp của công dân, tạo điều kiện dễ dàng trong công tác quản lý tại địa phương.
Theo quy định của Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2021, sổ hộ khẩu đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Đối với trường hợp khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu mà chuyển sang sử dụng sổ hộ khẩu điện tử.
Do đó, bắt đầu sang năm 2023 thì sổ hộ khẩu giấy mới sẽ không được cấp nữa mà sẽ chuyển hoàn toàn sang dùng sổ hộ khẩu điện tử. Khi đó, tất cả các thủ tục nhập khẩu, xóa hộ khẩu, chuyển hộ khẩu, đăng ký tạm trú… đều được cập nhật trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì được cấp Giấy tờ bằng giấy như trước đây.
Một điều lo lắng cho người dân đó là người dân lo lắng khi làm các thủ tục hành chính yêu cầu có xác nhận hộ khẩu thì làm sao cung cấp được? Tuy nhiên, người dân cũng yên tâm vì khi thu hồi sổ hộ khẩu, cơ quan công an địa phương sẽ cấp cho người dân giấy xác nhận thông tin về cư trú, trong đó có tất cả thông tin về cư trú, liên quan sổ hộ khẩu, mã số định danh cá nhân. Người dân có thể sử dụng giấy xác nhận này để thực hiện các giao dịch thủ tục hành chính.
2. Điều kiện để nhập khẩu cho vợ vào nhà chồng:
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020, trường hợp sau khi kết hôn, vợ sẽ nhập khẩu về nhà chồng. Điều kiện để được nhập khẩu theo trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình thì phải được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Như vậy, nếu người vợ nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì cần có sự đồng ý từ chủ hộ và chủ sở hữu căn nhà.
Thủ tục tách, chuyển hộ khẩu từ nhà mẹ đẻ sang nhà chồng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển khẩu bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (lưu ý trong tờ khai phải ghi nhận đầy đủ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản).
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ trên, cá nhân nộp hồ sơ đến:
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú.
Nếu như hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian giải quyết trong vòng 07 ngày , tính từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ.
3. Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú:
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 56/2021/TT-BCA.
Mẫu này áp dụng từ ngày 01/7/20121 và thay thế Thông tư số 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú ký hiệu là CT01 được sử dụng khi công dân thực hiện các thủ tục bao gồm: đăng ký thường trú; xóa đăng ký thường trú; tách hộ; điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; đăng ký tạm trú; xóa đăng ký tạm trú; gia hạn tạm trú; khai báo thông tin về cư trú; xác nhận thông tin về cư trú.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc | Mẫu CT01 ban hành theo TT số 56/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 |
TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ
Kính gửi(1):……
1. Họ, chữ đệm và tên:………..
2. Ngày, tháng, năm sinh:……..…/…..…./ …… 3. Giới tính:………….
4. Số định danh cá nhân/CMND: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Số điện thoại liên hệ:………….6. Email:………….
7. Nơi thường trú:………….
8. Nơi tạm trú:…………
9. Nơi ở hiện tại:……………
10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……….
11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:…………12. Quan hệ với chủ hộ:………
13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14. Nội dung đề nghị(2):…………
15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:
TT | Họ, chữ đệm và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Số định danh cá nhân/CMND | Nghề nghiệp, nơi làm việc | Quan hệ với người có thay đổi | Quan hệ với chủ hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…, ngày…. tháng … năm … (Ghi rõ nội dung , ký ghi rõ họ tên) | …, ngày…. tháng … năm … Ý KIẾN CỦA
|
…, ngày…. tháng … năm … (Ký, ghi rõ họ tên) | …, ngày…. tháng … năm … NGƯỜI KÊ KHAI (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chú thích:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú: Cơ quan công an nơi đến làm thủ tục đăng ký cư trú (tức công an phường, xã, thị trấn hoặc Công an huyện, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục đăng ký cư trú và có thẩm quyền xác nhận, ký đóng dấu).
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…
(3) Ý kiến của chủ hộ và mục ý kiến của chủ sở hữu hợp pháp hoặc người đại diện chỗ ở hợp pháp: Ở 2 mục này, chủ hộ và chủ nhà phải ghi rõ nội dung ý kiến của mình và ký tên xác nhận.
Ví dụ:”Đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa chỉ X” hoặc “Đồng ý cho tách hộ để đăng ký thường trú tại địa chỉ Y”…
(4) Mục ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ: Khi người chưa thành niên (con dưới 18 tuổi), người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của những người này phải ghi rõ ý kiến vào mục này. Ghi “Đồng ý cho con tôi hoặc ông/bà/anh/chị là: ….được…(ghi cụ thể các trường hợp thay đổi thông tin về cư trú).
(5). – Mục Người kê khai: Người kê khai là người trực tiếp ghi mẫu và ký tên xác nhận vào mẫu. Người kê khai có thể là người đã thành niên có thay đổi thông tin về cư trú hoặc là cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người hạn chế về nhận thức
Lưu ý:
– Viết chữ rõ ràng, cùng một loại mực, không viết tắt; Không tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã ghi.
– Căn cứ vào giấy khai sinh, căn cước công dân, Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu… để ghi thông tin vào mẫu cho chính xác.
4. Không đăng ký hộ khẩu vào nhà chồng sau khi kết hôn có bị phạt không?
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Và nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống hoặc vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận (căn cứ Điều 43 Bộ luật dân sự năm 2015).
Đồng thời, căn cứ Điều 14 Luật cư trú năm 2020 quy định:
– Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
– Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc có thể tuân theo quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ vào các quy định trên, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng. Do đó, khi kết hôn xong, người vợ có thể không cần nhập khẩu vào nhà chồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật cư trú 2020.
Bộ luật dân sự 2015.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014.