Khái quát về văn bằng bảo hộ? Thủ tục sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp?
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu cơ bản là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định pháp luật cụ thể về quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cụ thể như là các tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Để nhằm thực hiện được điều đó thì việc đưa ra các quy định về văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thủ tục sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về văn bằng bảo hộ:
1.1. Các loại văn bằng bảo hộ:
Văn bằng bảo hộ được hiểu là những loại văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nhằm mục đích là để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hay quyền đối với giống cây trồng.
Các loại văn bằng bảo hộ bao gồm:
– Thứ nhất: Bằng độc quyền sáng chế.
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
– Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Như vậy, trên đây là các loại văn bằng bảo hộ cụ thể do pháp luật Việt Nam quy định. Pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể về văn bằng bảo hộ cũng như các thủ tục liên quan đến việc cấp, cấp lại hay sửa đổi các loại văn bằng bảo hộ. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi của cá chủ thể là chủ sở hữu tác phẩm hay tác giả hay đảm bảo quá trình thực hiện các thủ tục về văn bằng bảo hộ diễn ra nhanh chóng, chính xác và thuận lợi.
1.2. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ:
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cụ thể được quy định như sau:
– Thứ nhất: Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
– Thứ hai: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
– Thứ ba: Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và pháp luật quy định sẽ kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn. Cũng có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
– Thứ tư: Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
+ Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn.
+ Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký. Hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên. Tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
+ Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
– Thứ năm: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần gia hạn được pháp luật quy định cụ thể là mười năm.
– Thứ sáu: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Như vậy, pháp luật quy định đối với mỗi loại văn bằng bảo hộ cụ thể thì thời hạn có hiệu lực của các loại văn bằng cũng được quy định khác nhau. Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tính chất cụ thể của các loại văn bằng.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định nhằm mục đích để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì các chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
Bên cạnh đó nhằm mục đích để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì các chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định cụ thể.
1.3. Các trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ:
Theo Khoản 1 Điều 97
Cụ thể là các trường hợp như sau:
– Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ.
– Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
– Thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp.
– Sửa chữa những thiếu sót trong văn bằng bảo hộ do lỗi của cơ quan đó khi có yêu cầu của chủ văn bằng bảo hộ. (Trường hợp này sẽ không phải nộp phí, lệ phí).
Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp cụ thể mà các cá nhân hay tổ chức được phép xin cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nếu ngoài các trường hợp được nêu cụ thể bên trên thì sẽ không được sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
2. Thủ tục sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp:
2.1. Thành phần hồ sơ xin sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp:
Tùy theo sự sửa đổi về nội dung của văn bằng bảo hộ mà các chủ thể là chủ văn bằng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.
– Bản gốc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.
– Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền).
– Tài liệu được dùng để chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của
– Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.
–
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
– Một số loại tài liệu khác (nếu cần).
2.2. Trình tự, thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp:
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét yêu cầu sửa đổi của chủ văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cụ thể theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ xin sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp:
Chủ văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên.
Hồ sơ sau khi đầy đủ thì nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.
– Bước 2: Xử lý hồ sơ sửa đổi thông tin Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp:
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ cho người yêu cầu.
+ Đối với trường hợp yêu cầu hợp lệ:
Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp.
+ Trong trường hợp yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ có thiếu sót hoặc không hợp lệ:
Cục Sở hữu trí tuệ ra
Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.
Cần phải lưu ý rằng trong trường hợp thu hẹp quyền sở hữu công nghiệp, Cục sở hữu trí tuệ phải tiến hành thẩm định lại về nội dung. Thời hạn thẩm định lại theo quy định pháp luật sẽ không tính vào thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.
Phí, lệ phí sửa đổi văn bằng bảo hộ được quy định như sau:
Chủ văn bằng khi sửa đổi cần nộp phí, lệ phí theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC của Bộ tài Chính. Cụ thể như sau:
– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH.
– Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn.
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi (nếu có): 60.000 đồng /hình.
– Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/VBBH.
– Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 720.000 đồng/điểm.