Nội quy lao động sửa đổi, bổ sung như thế nào là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động và người sử dụng lao động, vì vấn đề này liên quan trực tiếp tới lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình sửa đổi, bổ sung nội quy lao động được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục sửa đổi, bổ sung nội quy lao động mới nhất:
Nội qui lao động là những quy tắc xử sự chung của người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động. Thông thường nội qui lao động sẽ được lập thành văn bản, vì vậy việc quy định cụ thể nội quy lao động ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời cũng là cơ sở để các bên giải quyết tranh chấp khi xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ lao động. Quy trình sửa đổi, bổ sung nội quy lao động cũng cần phải được thực hiện đúng theo trình tự do pháp luật quy định. Theo đó, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội quy lao động được thực hiện như sau:
Bước 1: Thông báo người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký nội qui lao động. Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thành phần hồ sơ đăng ký nội qui lao động, nếu phát hiện nội qui lao động của bên người sử dụng lao động có nội dung trái với quy định của pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện cần phải ra văn bản thông báo, hướng dẫn cho người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 2: Người sử dụng lao động sẽ tiến hành thủ tục cần thiết để sửa lại một số nội dung trong nội qui lao động, bổ sung nội quy lao động sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, tiếp tục thực hiện hoạt động lấy ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những nơi có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trước khi ký quyết định ban hành nội qui lao động. Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày ban hành nội qui lao động, người sử dụng lao động cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật, nộp cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký lại nội qui lao động sau khi đã sửa đổi và bổ sung. Sau khi ký quyết định ban hành nội qui lao động và thông báo công khai trong nội bộ doanh nghiệp cũng như thông báo tại cơ quan có thẩm quyền, sau khoảng thời gian 05 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày ký quyết định, người sử dụng lao động cần phải nộp thành phần hồ sơ đăng ký lại nội qui lao động. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc cũng có thể nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Sở lao động – Thương binh và xã hội tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, trình lên giám đốc Sở lao động – Thương binh và xã hội ký, ra thông báo về việc chấp nhận cho phép sửa đổi, bổ sung nội quy lao động và công nhận cho phép người sử dụng lao động đăng ký nội qui lao động mới. Trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
2. Sửa đổi, bổ sung nội quy lao động cần tham khảo ý kiến của những ai?
Nội qui lao động là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Vì vậy, pháp luật đã quy định cụ thể về nội qui lao động nói chung và sửa đổi, bổ sung nội quy lao động nói riêng. Căn cứ theo quy định tại Điều 118 của
– Người sử dụng lao động bắt buộc phải ban hành nội qui lao động theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người sử dụng lao động có sử dụng với số lượng từ 10 người lao động trở lên thì bắt buộc phải ban hành nội qui lao động bằng văn bản;
– Nội dung trong nội qui lao động phải phù hợp với quy định của pháp luật, không được phép trái với quy định của pháp luật về lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Nội qui lao động cần phải bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau:
+ Thời gian làm việc của người lao động, thời gian nghỉ ngơi của người lao động, trật tự tại nơi làm việc;
+ An toàn vệ sinh lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc dưới bất kỳ hình thức nào, quy trình và thủ tục xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trái quy định của pháp luật;
+ Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
+ Những trường hợp người sử dụng lao động sẽ có quyền tạm thời điều chuyển người lao động sang làm một công việc khác so với
+ Các hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động, các hình thức xử lý đối với các cá nhân có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của người lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp có hành vi vi phạm.
– Trước khi ban hành nội qui lao động, hoặc trước khi sửa đổi bổ sung nội qui lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Nội qui lao động bắt buộc phải được thông báo tới người lao động và những nội dung chính thì cần phải được niêm yết công khai ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc vì nội qui lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động.
Theo đó thì có thể nói, trước khi sửa đổi bổ sung nội qui lao động thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với những doanh nghiệp có sự hiện diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
3. Đăng ký nội quy lao động sau khi sửa đổi, bổ sung được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề đăng ký nội qui lao động. Theo đó, đăng ký nội qui lao động sau khi sửa đổi, bổ sung nội quy lao động sẽ được thực hiện cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động trong trường hợp sử dụng với số lượng từ 10 người lao động trở lên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nội qui lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là cơ quan chuyên môn về lao động trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh và hoạt động trên thực tế;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày ban hành nội qui lao động, người sử dụng lao động cần phải có nghĩa vụ thực hiện thủ tục nộp đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ để tiến hành hoạt động đăng ký nội qui lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thành phần hồ sơ đăng ký nội qui lao động, nếu nội dung trong nội qui lao động có những nội dung trái với quy định của pháp luật về lao động, thì cơ quan chuyên môn về lao động trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động và đăng ký lại nội qui lao động sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người sử dụng lao động trong trường hợp có chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị đặt ở nhiều địa phương khác nhau thì cần phải gửi nội qui lao động đã được đăng ký đến các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh và đơn vị đó;
– Căn cứ vào từng điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực lao động trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về lao động trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện thủ tục đăng ký nội qui lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi sửa đổi bổ sung nội qui lao động thì quá trình đăng ký nội qui lao động sau sửa đổi sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động.
THAM KHẢO THÊM: