Trong quá trình xảy ra mâu thuẫn vợ chồng, do mất bình tĩnh nên hai vợ chồng đã làm đơn ly hôn thuận tình với mong muốn được tòa án giải quyết. Tuy nhiên sau khi gia đình ngồi lại phân tích, đã đặt ra nhu cầu mong muốn được rút đơn. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình được thực hiện thế nào?
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về hoạt động rút đơn ly hôn thuận tình. Ly hôn thuận tình cũng là một trong những hình thức ly hôn được pháp luật cho phép và quy định, bên cạnh hoạt động ly hôn đơn phương. Rút đơn ly hôn thuận tình có thể được hiểu là việc vợ hoặc chồng thay đổi quyết định của mình không muốn ly hôn sau quá trình nộp đơn ly hôn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú hoặc làm việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có ghi nhận, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo nhu cầu của bản thân, tòa án chỉ tiến hành hoạt động thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện hoặc có đơn yêu cầu của đương sự được soạn theo đúng quy định của pháp luật, và tòa án cũng chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện và đơn yêu cầu đó của đương sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục luật định thì đương sự có quyền chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình, hoặc có quyền thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện sao cho thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy có thể nói, trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn thì đương sự có quyền chấm dứt, hoặc thay đổi yêu cầu, hoặc thỏa thuận với nhau về việc rút đơn ly hôn thuận tình. Ly hôn thuận tình được coi là việc dân sự theo quy định của pháp luật, trong đó thì vợ bảo chồng là người có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án công nhận thủ tục thuận tình ly hôn căn cứ theo quy định tại Điều 364 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có ghi nhận về trường hợp tòa án trả lại đơn yêu cầu khi người yêu cầu rút đơn. Theo đó thì tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu trong trường hợp người yêu cầu rút đơn phù hợp với quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khi vợ hoặc chồng có hoạt động rút đơn yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật.
Nhìn chung thì thủ tục rút đơn thuận tình ly hôn được thực hiện như sau:
Bước 1: Vợ hoặc chồng có nhu cầu rút đơn thuận tình ly hôn sẽ nộp đơn xin rút đơn thuận tình ly hôn theo mẫu do pháp luật quy định. Tức là vợ chồng viết đơn yêu cầu rút đơn thuận tình ly hôn sau đó gửi lên tòa án nhân dân mà vợ chồng đã nộp đơn để tòa án trả lại đơn và trả lại hồ sơ.
Bước 2: Nhận lại giấy tờ ly hôn thuận tình. Căn cứ theo quy định tại Điều 366 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về trường hợp tòa án quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và sau đó tiến hành hoạt động trả lại đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu nếu như người yêu cầu thuận tình ly hôn rút đơn. Khi chả là yêu cầu và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu đó thì tòa án phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận lại tiền lệ phí khi rút đơn thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 218 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có ghi nhận về hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự. Theo đó thì trong trường hợp tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ đơn yêu cầu khởi kiện phù hợp với nguyện vọng của bản thân thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp sẽ được trả lại cho họ. Vì vậy có thể nói, nếu vụ án bị đình chỉ giải quyết do người nộp đơn rút đơn thuận tình ly hôn thì tiền tạm ứng án phí mà họ đã đóng sẽ được trả lại.
2. Rút đơn ly hôn thuận tình có nộp lại được không?
Về nguyên tắc, nếu một sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được nộp đơn khởi kiện lại tại tòa án. Căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền nộp lại đơn khởi kiện khi muốn yêu cầu ly hôn mà trước đó tòa án vẫn chưa chấp nhận đơn yêu cầu ly hôn đó. Theo đó thì có thể nói, khi tòa án chưa chấp nhận yêu cầu ly hôn thì các đương sự hoàn toàn có thể nộp lại đơn yêu cầu ly hôn lần thứ hai. Ngoài ra, trong trường hợp nếu Như cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chưa thụ lý vụ án mà rút đơn ly hôn thì sẽ căn cứ vào quyền định đoạt của các đương sự được ghi nhận tại Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các đương sự vẫn có quyền nộp đơn lần thứ hai. Tuy nhiên cần phải lưu ý, người có đơn yêu cầu ly hôn đã bị tòa án bác đơn khi chưa đủ điều kiện để yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật thì phải sau 01 năm được tính kể từ ngày bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật, người này mới có quyền nộp lại đơn yêu cầu ly hôn.
3. Quy định về những trường hợp rút đơn ly hôn:
Các đường sự có quyền rút đơn ly hôn trong những thời điểm sau:
Thứ nhất, rút đơn ly hôn khi tòa án chưa thụ lý vụ án. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì đương sự có quyền chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện mà không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Căn cứ theo quy định này thì đương sự hoàn toàn có quyền chấm dứt yêu cầu của mình phù hợp với nguyện vọng của bản thân và nguyện vọng của bên còn lại. Như vậy thì đối với một vụ án ly hôn, các đương sự hoàn toàn có quyền được rút đơn ly hôn tại tòa án khi tòa án chưa thụ lý giải quyết vụ việc đó.
Thứ hai, rút đơn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì có thể nói, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp, người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai theo quy định của pháp luật mà vẫn vắng mặt không phải do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Như vậy có thể nói, ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ án thì người yêu cầu ly hôn vẫn được quyền rút đơn ly hôn. Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu của mình và không có yêu cầu của các đương sự khác thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, tòa án tiến hành hoạt động xóa tên vụ án khỏi sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu chứng cứ kèm theo.
Thứ ba, rút đơn tại phiên tòa sơ thẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 244 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án ly hôn, chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc bổ sung hoặc rút một phần hoặc rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nếu như đường sự muốn rút yêu cầu thì hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử nếu xét thấy việc rút đơn là hoàn toàn tự nguyện.
Thứ tư, rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hội đồng xét xử phúc thẩm xét hỏi bị đơn có đồng ý hay không, và tùy từng trường hợp khác nhau sẽ đưa ra các cách giải quyết khác nhau.
Như vậy, trong vụ án ly hôn thì các bên đường sự có quyền rút đơn ly hôn trong những trường hợp nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.