Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Pháp luật quy định về thủ tục này như thế nào?
Ứng cử viên Thẩm phán
Quy trình tuyển chọn thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cụ thể gồm các bước chuẩn bị nhân sự, đánh giá qua phiên họp Hội đồng tuyển chọn, trình Quốc hội phê chuẩn và đề nghị bổ nhiệm:
+ Chuẩn bị nhân sự, chuẩn bị hồ sơ
Đây là bước đầu tiên của quy trình bổ nhiệm Thẩm phán. Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán được thể hiện theo các bước sau: Thứ nhất, lập danh sách trích ngang những người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán; thứ hai, tổ chức lấy ý kiến được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín; thứ ba, lập hồ sơ của những người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán.
+ Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tiến hành lựa chọn người có đủ năng lực để trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm
Sau khi lập hồ sơ và danh sách trích ngang của những người được để nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán ra quyết định mở phiên họp Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán. Việc tuyển chọn được tiến hành theo các bước: thứ nhất, chủ tịch Hội đồng khai mạc phiên họp; thứ hai, các thành viên Hội đồng căn cứ vào tiêu chuẩn Thẩm phán và hồ sơ của người được đề nghị tuyển chọn để thảo luận, trao đổi xem người đó có đủ điều kiện để trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay không; thứ ba, chủ tịch Hội đồng kết luận và các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết công khai bằng hình thức giơ tay.
+ Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Điều 72 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014)
Dựa theo kết quả đánh giá của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn sẽ được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét , đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đây là một quy định mới so với quy định của Luật tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân năm 2002. Nếu như luật cũ chỉ quy định rằng danh sách sau khi được Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia đưa ra sẽ được Chủ tịch nước ra
+ Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều động, luân chuyển, biệt phái thẩm phán
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: