Hiện nay, có nhiều Việt kiều có nhu cầu trở về Việt Nam để học tập, sinh sống và đầu tư ... Nhằm mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động này của Việt kiều, đặt ra nhu cầu đăng ký nhập tịch Việt Nam, đặc biệt là trong trường hợp mỗi sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Dưới đây là thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều mới nhất:
Nhập quốc tịch Việt Nam được xem là một trong những thủ tục hành chính quan trọng được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, cho phép những người không có quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phép mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật, nếu đối tượng đó đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể nhập quốc tịch Việt Nam. Để có thể nhập quốc tịch Việt Nam, người không mang quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam, tương ứng với từng đối tượng nhập tịch cụ thể. Đối với Việt kiều là người đã từng có quốc tịch Việt Nam, nay định cư và sinh sống trên lãnh thổ của nước ngoài và đã thực hiện thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể nhập tịch Việt Nam. Hay nói cách khác, nếu Việt kiều đã thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam, nay muốn về Việt Nam sinh sống và học tập … tại Việt Nam thì có thể thực hiện thủ tục xin nhập tịch Việt Nam.
Theo đó, quy trình nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ nhập tịch Việt Nam sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
– Đơn đề nghị về Việt Nam nhập quốc tịch theo mẫu do pháp luật quy định;
– Hộ chiếu nước ngoài hoặc các loại giấy tờ thường trú do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp;
– Một trong các loại giấy tờ và tài liệu có giá trị chứng minh Việt kiều đã từng có quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao giấy tờ tài liệu chứng minh Việt kiều có nhà ở hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam. Trong trường hợp Việt kiều đã được sở hữu nhà hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam thì có thể nộp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc các loại giấy tờ về mua bán, trao đổi, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở. Trong trường hợp Việt kiều thuê, mượn, ở nhờ nhà người khác hoặc do người thân bảo lãnh thì có thể nộp hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho mượn, văn bản chứng minh người cho thuê/hoặc cho mượn/hoặc cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp nhà ở của người cho thuê/hoặc gửi cho mượn;
– Các loại giấy tờ và tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ theo như phân tích nêu trên, Việt kiều nộp hồ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi Việt kiều có chỗ ở hợp pháp hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ công an.
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu nhập tịch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và đánh giá các điều kiện để có thể cho phép nhập tịch Việt Nam, sau khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ trả lời bằng văn bản đồng ý cho phép Việt kiều trở về Việt Nam nhập tịch.
Bước 4: Tiếp tục thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại địa phương, xin cấp căn cước công dân và hộ chiếu Việt Nam. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính, để có thể nhập tịch Việt Nam thì cần phải đóng các loại lệ phí, phí nhà nước, cơ bản bao gồm: Phí tra cứu và trích lục hồ sơ phải ký đăng ký thường trú, phí cấp thẻ căn cước công dân, phí cấp hộ chiếu …
Tuy nhiên cần phải lưu ý, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều là một trong những thủ tục hành chính vô cùng phức tạp. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, Việt kiều cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
– Việt kiều thường xuyên gặp phải khó khăn khi không có đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh mình đã từng có quốc tịch Việt Nam. Theo đó, Việt kiều bắt buộc phải thực hiện hoạt động trích lục giấy tờ như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu thường trú trước khi đi định cư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Quá trình này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu thời gian đi định cư ở nước ngoài của Việt kiều đã lâu;
– Việc trích lục thành phần hồ sơ cũ cũng có thể gặp nhiều khó khăn khi các thông tin liên quan tới thân nhân của Việt kiều đã có sự thay đổi. Ví dụ như trong một số trường hợp, một số Việt kiều khi nhập quốc tịch nước ngoài sẽ lấy tên mới bằng tiếng nước ngoài, đồng thời người đó cũng không có các loại giấy tờ tài liệu chứng minh mối quan hệ với tên cũ thì sẽ rất khó khăn trong quá trình xin trích lục giấy tờ và xử lý hồ sơ nhập tịch Việt Nam vì các loại giấy tờ này đều mang tên cũ;
– Đồng thời bên cạnh đó, trong một số trường hợp nhất định, trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thể yêu cầu trình bày thêm một số thông tin có liên quan tới nhân thân của người nhập quốc tịch Việt Nam;
– Trên thực tế, quá trình giải quyết thành phần hồ sơ nhập tịch của các Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với Việt kiều là khá lâu, sẽ kéo dài thậm chí lên tới nửa năm hoặc 01 năm. Do vậy, và nộp hồ sơ cần phải kiên nhẫn, theo dõi thường xuyên tình trạng giải quyết hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để có thể kịp thời cung cấp bổ sung các loại giấy tờ cần thiết trong trường hợp Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có yêu cầu.
2. Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều:
Để có thể nhập quốc tịch Việt Nam, Việt kiều cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Việt kiều cần phải có giấy tờ và tài liệu chứng minh đã từng có quốc tịch Việt Nam, còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Việt kiều có chỗ ở hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam, trong đó bao gồm quyền sở hữu nhà ở của bản thân hoặc có hợp đồng cho thuê, cho mượn, ở nhờ nhà người khác … hoặc được người thân bảo lãnh.
Đồng thời, nhập quốc tịch Việt Nam cũng không ảnh hưởng đến các loại giấy tờ pháp lý của Việt kiều ở nước ngoài. Theo đó, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện hoàn toàn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, Việt kiều không bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan tới quốc gia mà người việt kiều đó đang mang quốc tịch, vì vậy cho nên các loại giấy tờ nước ngoài của việt kiều vẫn sẽ có giá trị sử dụng trên thực tế khi người việt kiều đó thực hiện thủ tục nhập tịch Việt Nam.
3. Những nhận ích khi Việt kiều làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam:
Việt kiều khi thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, đồng nghĩa với việc người đó được coi là người có hai quốc tịch, quốc tịch Việt Nam và quốc tịch mà họ đã mang trước đó. Những người Việt kiều đó sẽ được hưởng tất cả các ưu đãi và quyền lợi trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, phúc lợi xã hội của cả hai quốc gia mà người Việt kiều đó là công dân. Có thể kể đến một số lợi ích như sau:
– Có thể sở hữu và đứng tên bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định của pháp luật về đất đai, người mang quốc tịch nước ngoài chỉ có thể được phép mua bán và sở hữu nhà ở dưới dạng căn hộ chung cư và nhà ở dưới mô hình các dự án. Khi Việt kiều thực hiện thủ tục nhập tịch Việt Nam thì người đó sẽ được quyền sở hữu và mua bán tất cả các loại bất động sản giống như công dân Việt Nam và không bị hạn chế;
– Có quyền đầu tư và mở công ty một cách thuận lợi trên lãnh thổ của Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận và không bị hạn chế khả năng tiếp cận thị trường. Theo quy định của pháp luật về đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện nhất định khi đầu tư trên lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng yêu cầu khách khe phức tạp và mất nhiều thời gian hơn so với các nhà đầu tư trong nước, trong khi đó nhà đầu tư mang quốc tịch Việt Nam thì lại không bắt buộc phải đáp ứng những điều kiện đó, đồng thời thủ tục thành lập công ty đối với các nhà đầu tư mang quốc tịch Việt Nam cũng đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều. Vì vậy cho nên khi Việt kiều thực hiện thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam đồng nghĩa với việc họ sẽ sở hữu song tịch, cho phép Việt kiều có thể lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh có lợi nhất cho mình trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam;
– Thuận lợi hơn trong quá trình suất nhập cảnh mà không cần phải xin thị thực hoặc thẻ thường trú, thẻ tạm trú. Theo đó, người nước ngoài nhập cảnh vào lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt buộc phải có thị thực, đồng thời khi hết thời hạn cư trú đó thì Việt kiều cần phải thực hiện thủ tục gia hạn thời gian cư trú hoặc bắt buộc phải xuất cảnh thông qua một nước khác và tiếp tục nhập cảnh vào lãnh thổ của nước Việt Nam, vấn đề này vô cùng phức tạp và khó khăn. Trong khi có quốc tịch Việt Nam, Việt kiều sẽ nhập cảnh bằng hộ chiếu mang quốc tịch Việt Nam thì có thể ở lại trên lãnh thổ của Việt Nam không thời hạn. Việt kiều khi đó sẽ được bảo vệ và được hưởng các quyền lợi của nước Việt Nam, bên cạnh đó việc nhập cảnh bằng hộ chiếu mang quốc tịch Việt Nam cũng đơn giản hơn rất nhiều so với trường hợp sử dụng thị thực để nhập cảnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: