Thủ tục nhập quốc tịch cho vợ là người nước ngoài. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Thủ tục nhập quốc tịch cho vợ là người nước ngoài. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi có người em trai kết hôn với người gốc Lào, hiện tại đã hoàn tất các thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định. Nhưng vì hiện tại chưa nhập được quốc tịch cho vợ mình nên hàng tháng em trai tôi cùng vợ phải đến cửa khẩu để làm các thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định, rất khó khăn trong công việc nhà cũng như vấn đề đi lại; hơn nữa, hiện tại hai vợ chồng đã có em bé nên việc đi lại càng khó khăn hơn… Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp như vậy thì phải làm thủ tục nhập quốc tịch như thế nào? Hồ sơ gồm những gì? Do cơ quan nào chịu trách nhiệm? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 19 Luật Quốc tịch 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
"1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
Xem thêm: Trách nhiệm của công ty, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm: Thẻ thường trú là gì? Cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài ở Việt Nam?
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, em trai bạn kết hôn với người gốc Lào. Để em dâu bạn có thể nhập quốc tịch vào Việt Nam thì cần phải đáp ứng điều kiện là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định Bộ luật Dân sự 2005 và tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam thì đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có tên gọi Việt Nam, do người nhập quốc tịch lựa chọn.
– Hồ sơ xin nhập quốc tịch theo quy định tại Điều 20 Luật quốc tịch 2008 như sau:
+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam
+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế
Xem thêm: Người nước ngoài là gì? Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài?
+ Bản khai lý lịch
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt;
+ Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
– Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp nơi cư trú.