Khi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện còn có thể bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Vậy thủ tục nhận lại phương tiện khi bị tạm giữ do vi phạm giao thông được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông:
Trong một số trường hợp đặc biệt, lực lượng cảnh sát sẽ tạm giữ phương tiện khi người tham gia giao thông có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. Theo đó, phương tiện sẽ bị tạm giữ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ phương tiện đó thì sẽ không có đủ căn cứ để ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp tạm giữ phương tiện để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ để xác định khung tiền phạt, xác định thẩm quyền xử phạt thì cần phải áp dụng theo quy định tại Điều 60 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Để nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật hành chính mà nếu không tạm giữ phương tiện đó thì có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để đảm bảo cho quá trình thi hành quyết định xử phạt căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022.
Vì vậy, khi bị tạm giữ xe do hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, quy trình nhận lại xe bị tạm giữ được nhiều người dân quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 138/2021/NĐ-CP, có quy định cụ thể về vấn đề trả lại phương tiện bị tạm giữ. Theo đó, việc trả lại phương tiện bị tạm giữ bắt buộc phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ phương tiện đó. Theo đó, phương tiện bị tạm giữ do vi phạm giao thông sẽ được trả lại theo quy trình như sau:
– Kiểm tra quyết định trả lại phương tiện, kiểm tra giấy tờ tùy thân của người đến nhận phương tiện như thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ bắt buộc phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu của phương tiện đó hoặc đại diện của tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi nhận cụ thể trong quyết định tạm giữ phương tiện. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thì bắt buộc phải có văn bản ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Các cán bộ yêu cầu người đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ tiến hành thủ tục đối chiếu thông tin với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng, hiện trạng của phương tiện, khối lượng của phương tiện, đặc điểm của phương tiện dưới sự chứng kiến của người quản lý. Quá trình giao và nhận lại phương tiện bị tạm giữ bắt buộc phải được lập thành biên bản;
– Trường hợp chuyển phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định theo quy định của pháp luật, thì người quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ phải lập biên bản về số lượng, đặc điểm, khối lượng, trọng lượng, nhãn hiệu, tình trạng của phương tiện, chủng loại, xuất xứ của phương tiện. Biên bản đó bắt buộc phải được lập thành hai bản, trong biên bản này cần phải có đầy đủ chữ ký của bên giao và bên nhận, đồng thời mỗi bên giữ 01 bản;
– Đối với phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền/người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó cần phải phối hợp với cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và thành phần hồ sơ giấy tờ có liên quan đến tài sản đó cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.
Vì vậy, trong quá trình đi nhận lại phương tiện bị tạm giữ do vi phạm giao thông, cần phải mang theo các loại giấy tờ tùy thân như biên bản tạm giữ phương tiện, căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân.
Đồng thời, quá trình nhận lại phương tiện bị tạm giữ do vi phạm giao thông bắt buộc phải được lập thành biên bản.
2. Các lỗi vi phạm giao thông nào có thể bị tạm giữ phương tiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của
– Điều khiển phương tiện lưu thông trên đường tuy nhiên trong máu/trong hơi thở có nồng độ cồn, tuy nhiên chưa vượt quá 50mg trên 100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg trên 1l khí thở;
– Có hành vi điều khiển phương tiện đi ngược chiều trên đường cao tốc, có hành vi điều khiển phương tiện lùi xe trên đường cao tốc trái quy định của pháp luật, ngoại trừ các phương tiện là xe ưu tiên đang trong quá trình làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Điều khiển phương tiện lưu thông trên đường tuy nhiên trong máu/trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80 miligam trên 100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg đến 0,4mg trên 1l khí thở;
– Có hành vi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường tự nhiên trong máu/trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg trên 100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg trên 1l khí thở;
– Có hành vi không chấp hành đầy đủ yêu cầu và chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về tình trạng nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
– Có hành vi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường tuy nhiên trong cơ thể có chứa chất ma túy;
– Có hành vi không chấp hành đầy đủ yêu cầu về việc kiểm tra chất ma túy trong cơ thể người của người thi hành công vụ.
Theo đó, khi người điều khiển phương tiện vi phạm một trong những lỗi trên đây thì cảnh sát giao thông hoàn toàn được phép giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Phương tiện giao thông hết thời hạn tạm giữ thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 126 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về việc xử lý phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi hết thời hạn tạm giữ phương tiện tuy nhiên không có người đến nhận. Theo đó:
– Đối với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nhằm mục đích xác minh tình tiết và ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính thì sẽ được xử lý như sau:
+ Trong trường hợp xác định được người vi phạm, xác định được chủ sở hữu, người quản lý và người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện thì người đã ra quyết định tạm giữ phương tiện đó bắt buộc phải thông báo cho các đối tượng này hai lần. Đối với lần thông báo thứ nhất thì bắt buộc phải được thực hiện trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật. Đối với lần thông báo thứ hai thì bắt buộc phải được thực hiện trong thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày thông báo lần thứ nhất. Hết thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày thông báo lần thứ hai, nếu người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện không đến nhận lại phương tiện đó thì trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền bắt buộc phải ra quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
+ Trong trường hợp không xác định được người vi phạm, không xác định được chủ sở hữu, không xác định được người quản lý và người sử dụng hợp pháp đối với phương tiện đó thì người ra quyết định tạm giữ phương tiện bắt buộc phải thông báo hai lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của cấp Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện. Đối với lần thông báo thứ nhất thì bắt buộc phải được thực hiện trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ phương tiện. Đối với lần thông báo lần thứ hai thì bắt buộc phải được thực hiện trong khoảng thời gian 07 Ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày thông báo lần thứ nhất. Hết khoảng thời gian 12 tháng được tính kể từ ngày thông báo lần thứ hai, tuy nhiên người vi phạm hoặc chủ sở hữu phương tiện đó vẫn không đến nhận lại phương tiện này thì trong vòng 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền sẽ cần phải ra quyết định tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
– Đối với phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ để đảm bảo cho quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, khi hết thời hạn tạm giữ phương tiện mà các tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn không thi hành quyết định xử phạt thì trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện bắt buộc sẽ phải chuyển phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để đưa ra quyết định kê biên, bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho quá trình thi hành quyết định xử phạt hành chính đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC bị tạm giữ, tịch thu;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: