Hiện nay, với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, nhiều người dân Việt Nam đã có định hướng định cư tại nước ngoài lâu dài, với mong muốn được đưa người thân sang ở cùng. Dưới đây là quy định của pháp luật về thủ tục nhận con nuôi để bảo lãnh con nuôi ra nước ngoài có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài mới nhất:
Trình tự và thủ tục nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài sẽ được thực hiện thông qua các giai đoạn sau:
Bước 1: Người có nhu cầu thực hiện thủ tục nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây: Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu do pháp luật quy định, giấy tờ tùy thân của người nhận con nuôi như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, bản sao cho phép được nhận con nuôi trên lãnh thổ của Việt Nam, biên bản điều tra về tâm lý và gia đình của người nhận con nuôi, văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe và tình trạng hôn nhân của người nhận con nuôi, văn bản xác nhận tình trạng thu nhập và tài sản của người nhận con nuôi, phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, giấy khai sinh của người được giới thiệu làm con nuôi, giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp huyện trở lên cung cấp, ảnh chụp toàn thân có thời gian không vượt quá 06 tháng của người được nhận làm con nuôi, văn bản xác nhận đặc điểm và sở thích thói quen đáng lưu ý của người được nhận làm con nuôi, các loại giấy tờ và tài liệu đã tìm thấy gia đình thay thế trong nước cho trẻ em tuy nhiên không thành công … Và các loại giấy tờ, tài liệu khác khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, những loại giấy tờ và tài liệu do cơ quan nước ngoài cung cấp thì cần phải được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam, ngoại trừ trường hợp được miễn thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp người nhận con nuôi bảo lãnh ra nước ngoài thì cần phải nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp nhận con nuôi để bảo lãnh đi nước ngoài, công chức tư pháp hộ tịch cần phải xác minh rõ ràng về lý lịch, hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi sau khi thực hiện thủ tục bảo lãnh đứa trẻ đó ra nước ngoài.
Bước 2: Kiểm tra và xác minh hồ sơ, xác minh điều kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm kiểm tra và tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan. Sau khi kiểm tra và xác minh, nếu nhận thấy trẻ em đáp ứng đầy đủ điều kiện để được làm con nuôi nước ngoài, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp sẽ xác nhận và gửi đến Bộ tư pháp.
Bước 3: Bộ tư pháp kiểm tra, chuyển hồ sơ cho người nhận con nuôi. Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ tư pháp sẽ có nghĩa vụ kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi. Sau đó, đưa ra quyết định cho trẻ em được nhận con nuôi nước ngoài. Sau khi có quyết định sẽ thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để thực hiện thủ tục nhận con nuôi. Người nhận con nuôi bắt buộc phải có mặt tại Việt Nam trong khoảng thời hạn 60 ngày được tính kể từ ngày nhận được thông báo để trực tiếp nhận con nuôi.
Bước 4: Giao nhận con nuôi. Việc giao nhận con nuôi cần phải được lập thành văn bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện của Sở tư pháp.
2. Quy định về điều kiện nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài :
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài. Cụ thể như sau:
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật về dân sự;
– Cá nhân luận nuôi con nuôi phải có độ tuổi hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có điều kiện về sức khỏe cũng như đảm bảo điều kiện về kinh tế, có công ăn việc làm và có chỗ ở đảm bảo cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi;
– Cá nhân nhận nuôi con nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.
Đối với trường hợp người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà muốn nhận nuôi con nuôi là người Việt Nam thì cũng phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên, ngoài ra còn phải đáp ứng thêm được các điều kiện nữa theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú (tức là nơi nhận bảo lãnh).
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về người được nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài. Cụ thể bao gồm:
– Trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi;
– Đối với những trẻ em trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng nhận làm con nuôi hoặc được mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô ruột, cậu ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột nhận làm con nuôi.
– Một người sẽ chỉ được làm con nuôi của một người độc thân, hoặc của cả 02 người đang trong mối quan hệ là vợ chồng;
– Nhà nước hiện nay khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, nhận trẻ em bị bỏ rơi hoặc những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con nuôi.
3. Lệ phí đăng ký nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài:
Pháp luật hiện nay đã đưa ra mức thu lệ phí cụ thể đối với hoạt động đăng ký nuôi con nuôi trong nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài, có quy định cụ thể về mức thu lệ phí. Cụ thể như sau:
Mức thu lệ phí đối với hoạt động đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định cụ thể như sau:
+ Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước được xác định là 400.000 đồng/trường hợp;
+ Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài, đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi được xác định là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 9.000.000 đồng/trường hợp;
+ Mức thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi là công dân mang quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 4.500.000 đồng/trường hợp;
+ Mức thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở các khu vực biên giới của nước láng giềng có hành vi nhận trẻ em mang quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng thường trú tại khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 4.500.000 đồng/trường hợp;
+ Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được xác định là 150 Đô la Mỹ/trường hợp. Mức thu lệ phí này sẽ được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố.
Như vậy, đối với mỗi trường hợp đăng ký nhận con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài thì mức thu lệ phí là 9.000.000 đồng/trường hợp (ngoại trừ những trường hợp được miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký con nuôi theo Điều 4 của Nghị định 114/2016/NĐ-CP lệ phí đăng ký nuôi con nuôi).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
– Nghị định 114/2016/NĐ-CP lệ phí đăng ký nuôi con nuôi;
–
–
THAM KHẢO THÊM: