Trong giai đoạn hiện nay, với mức giá rẻ bất ngờ, những chiếc xe cũ không có giấy tờ mua bán hiện đang được khá nhiều người ưa chuộng và chọn mua. Tuy nhiên, trên thực tế thì thực chất việc các chủ thể sở hữu chiếc xe cũ khi không có giấy tờ mua bán cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Mục lục bài viết
1. Có nên mua xe cũ không giấy hay không?
Theo quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 26
“Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.”
Theo quy định được nêu cụ thể trên này, nếu như các chủ thể không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu hợp pháp từ chủ sở hữu thì các đối tượng là người mua sẽ không thể làm thủ tục sang tên xe tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều này trên thực tế cũng sẽ đồng nghĩa rằng, các đối tượng là người mua sẽ không thể xác lập quyền sở hữu đối với chiếc xe mà chính bản thân mình đã bỏ tiền mua.
Bên cạnh đó thì các chủ thể cũng sẽ bị xử phạt lỗi xe không chính chủ:
Bởi vì các chủ thể không thể sang tên xe đối với xe không có giấy tờ mua bán, các đối tượng là những người mua xe có thể sẽ bị xử phạt vi phạm về lỗi không xe không chính chủ với mức phạt như sau:
Phương tiện | Mức phạt | Căn cứ |
Xe máy | Cá nhân: 400.000 đến 600.000 đồng Tổ chức: 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng | Quy định cụ thể tại điểm a khoản 4 Điều 30 |
Ô tô | Cá nhân: 2.000.000 đến 4.000.000 triệu đồng Tổ chức: 4.000.000 – 8.000.000 triệu đồng | Quy định cụ thể tại điểm l khoản 7 Điều 30 |
Bên cạnh đó thì theo khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, lỗi xe không chính chủ này sẽ chỉ bị phạt trong 02 trường hợp cụ thể như sau:
– Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.
– Qua công tác đăng ký xe.
Chính bởi vì nguyên nhân đó mà nếu các chủ thể đem xe không có giấy tờ mua bán mà gây tai nạn giao thông, khả năng cao các chủ thể là người mua xe sẽ bị xử phạt về lỗi xe không chính chủ.
Đa số đối với những chiếc xe có giá rẻ đều là sản phẩm của hành vi ăn trộm, ăn cắp, lừa đảo mà có. Nếu như các chủ thể biết chiếc xe là tài sản có được do phạm tội mà vẫn mua thì giao dịch mua bán đó sẽ bị Toà án tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật theo quy định tại Điều 123
Căn cứ theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 131 của Bộ luật Dân sự, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp nêu trên, nếu như các chủ thể phát hiện chiếc xe mà một người mua là tài sản trộm cắp thì người này sẽ có nghĩa vụ cần phải giao xe cho cơ quan công an để nhằm mục đích phục vụ công tác điều tra rồi sau đó sẽ phải hoàn trả cho người bị mất.
Lúc này, các chủ thể là người mua xe sẽ phải đối mặt với rủi ro đó là vừa mất tiền mua mà lại vừa mất xe. Mặc dù theo quy định, các chủ thể là nhưunxg người mua có thể yêu cầu bên bán trả lại tiền do giao dịch vô hiệu nhưng thực tế thì ta thấy rằng, không phải lúc nào người bán cũng sẵn lòng hoàn trả.
Nếu như các bên khởi kiện để đòi tiền thì người mua sẽ phải trải qua nhiều thủ tục có tính chất khá rườm rà, tốn kém thời gian và tiền bạc.
Ngoài ra thì các chủ thể còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Nếu biết rõ chiếc xe giá rẻ không giấy tờ được mua là tài sản do phạm tội mà có, các chủ thể là những người mua xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 323 Bộ luật Hình sự.
Mức phạt cụ thể đối với tội phạm này theo quy định của
– Khung 1: Các chủ thể sẽ bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
– Khung 2: Các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội có tổ chức;
+ Các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm nếu tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100 – dưới 300 triệu đồng;
+ Các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm nếu như thu lợi bất chính từ 20 – dưới 100 triệu đồng;
+ Các chủ thể sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm nếu phạm tội mà tái phạm nguy hiểm.
– Khung 3: Phạt tù từ 07 – 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp cụ thể sau:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đến dưới 01 tỷ đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 300 triệu đồng.
– Khung 4: Phạt tù từ 10 – 15 năm nếu phạm tội có thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng trở lên.
– Phạt bổ sung: Các chủ thể có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, các chủ thể không nên thực hiện việc mua lại xe máy không có
2. Mua xe cũ nhưng làm mất giấy tờ có xin cấp lại được không?
Căn cứ theo Điều 11
– Đối tượng cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe: Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn, xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển nền màu trắng, chữ và số màu đen; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc bị mất hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, địa chỉ) hoặc chủ xe có nhu cầu đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an.
– Đối tượng cấp đổi, cấp lại biển số xe: Biển số bị mờ, gẫy, hỏng hoặc bị mất hoặc chủ xe có nhu cầu đổi biển số 3, 4 số sang biển số 5 số; xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.
– Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an, giấy chứng nhận đăng ký xe (trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe) hoặc biển số xe (trường hợp đổi biển số xe), trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định, giấy tờ chuyển quyền sở hữu (thay động cơ, khung) theo quy định, giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.
Đối chiếu với quy định được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, chủ thể là người được quyền tiến hành thủ tục xin cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe là chủ sở hữu phương tiện đó. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, trong trường hợp này các chủ thể sẽ cần có trách nhiệm phải tìm lại chủ cũ của chiếc xe mà các chủ thể đã mua và nhờ họ nộp hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc ký giấy ủy quyền cho các chủ thể đó để có thể thực hiện thủ tục này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu như các chủ thể muốn thực hiện thủ tục cấp lại.
3. Hướng dẫn làm lại giấy tờ xe bị mất:
Việc làm lại giấy tờ xe bị mất bao gồm các bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Chủ xe bị mất đăng ký xe hoặc người có nhu cầu cấp lại đăng ký xe chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành. Các chủ thể là chủ xe có trách nhiệm thực hiện kê khai đúng, đầy đủ các nội dung trong
– Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi các chủ thể đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Chủ xe bị mất đăng ký xe hoặc người có nhu cầu cấp lại đăng ký xe tiến hành nộp tại phòng CSGT Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng nếu giấy đăng ký xe ô tô, mô tô do Phòng CSGT cấp; hoặc đội CSGT Trật tự – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu giấy đăng ký xe mô tô do Công an cấp huyện cấp.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã được Công an cấp quận, huyện cấp giấy đăng ký xe bị mất. Thì các chủ thể đó sẽ có thể làm thủ tục xin cấp lại tại Phòng CSGT Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Bước 3: Xuất trình giấy tờ:
Tại nơi làm lại đăng ký xe máy chủ xe xuất trình các loại giấy tờ tuỳ thân theo đúng quy định pháp luật.
– Bước 4: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Cán bộ tiếp nhận kiểm tra giấy tờ của chủ xe;
– Bước 5: Trả kết quả
Chủ xe đến bộ phận đăng ký xe để nhận giấy đăng ký mới theo ngày ghi trong giấy hẹn.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 58/2020/TT-BCA.
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP.