Người có công với cách mạng luôn được Nhà nước ưu tiên khi hưởng các chính sách ưu đãi, trong đó liên quan đến chế độ hưởng bảo hiểm y tế. Vậy, điều kiện nào để chứng minh là một người có công với cách mạng? Thủ tục mua BHYT cho người có công với cách mạng ra sao?
Mục lục bài viết
1. Ai được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Trải qua khoảng thời gian đấu tranh giành độc lập, tự chủ của quốc gia. Đất nước ta vẫn đang không ngừng cố gắng để mở rộng tiềm năng kinh tế, chính trị- xã hội. Bên cạnh đó, có rất nhiều chính sách ưu đãi được lập ra để thể hiện sự tri ân đến với những cá nhân có hoạt động đóng góp, hy sinh lợi ích bản thân vì công cuộc chung là bảo vệ, gìn giữ chủ quyền của tổ quốc. Những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được Nhà nước ghi nhận cụ thể tại Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14:
– Những cá nhân được coi là người có công với cách mạng được thể hiện ở việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động cách mạng trước ngày mùng 1 tháng 1 năm 1945 hoặc những cá nhân này đã hoạt động cách mạng từ ngày mùng 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945;
– Trong quá trình tham gia chiến đấu hoạt động để gìn giữ bảo vệ an ninh tổ quốc thì những cá nhân này đã bị hi sinh. Nhà nước ghi nhận cá nhân là liệt sĩ thuộc đối tượng là người có công với cách mạng;
– Gia đình có con hoặc có chồng đi tham gia chiến tranh mà bị hy sinh thì được ghi nhận là người mẹ Việt Nam anh hùng;
– Quá trình tham gia vào chiến đấu các cá nhân được nhà nước phong tặng danh hiệu là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hoặc anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
– Đối với những cá nhân tham gia vào vào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam sau khi trải qua chiến tranh thì bị thương tích. Tổn hại về sức khỏe này được nhà nước ghi nhận là thương binh, bệnh binh bao gồm cả thương binh loại B được công nhận ngày 31 tháng 12 năm 1993;
– Khi tham chiến tại chiến trường khốc liệt, nguy cơ bị nhiễm các chất độc hóa học rất là lớn và để khắc phục phần nào về thiệt hại này thì người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học thì được nhận ưu đãi này;
– Đối với những người hoạt động cách mạng kháng chiến bảo vệ tổ quốc làm nghĩa vụ quốc tế bị bắt và tù đày;
– Hoặc đối với các trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng mặc dù không trực tiếp tham gia trên chiến trường nhưng hỗ trợ trên chiến tuyến, hậu phương có căn cứ rõ ràng về sự đóng góp này.
2. Thủ tục mua BHYT cho người có công với cách mạng:
2.1. Thủ tục mua BHYT cho người có công với cách mạng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua Bảo hiểm y tế:
Người có công với cách mạng muốn mua bảo hiểm y tế thì chuẩn bị hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội theo những nội dung sau:
– Bản khai cá nhân để hưởng chế độ bảo hiểm y tế (Bản chính). Bản khai này được thể hiện theo mẫu sẵn bao gồm mẫu BH1, mẫu BH2;
– Danh sách đề nghị của UBND xã, thị trấn (Bản chính);
– Bản khai cá nhân để hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với người có công (Bản chính);
Người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần phải kèm thêm bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng.
Bước 2: Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Người dân lên trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp xã để nộp các giấy tờ này. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận các giấy tờ và đảm bảo việc hợp lệ thì Cán bộ tại Uỷ ban nhân dân xã phải tiến hành xác nhận thông tin, lập danh sách đề nghị mua thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Cơ quan giải quyết:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đã được ủy ban nhân dân chuyển lên thì trách nhiệm tiếp theo thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định có thì cơ quan này phải thực hiện kiểm tra đối tượng thuộc diện được mua bảo hiểm y tế. Việc rà soát này phải được thực hiện chặt chẽ theo đúng nguyên tắc để tránh cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế hoặc có những sai sót không đáng có.
Lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ và thấy cá nhân đảm bảo điều kiện để mua thẻ bảo hiểm y tế với người có công với cách mạng thì phải nhanh chóng làm thủ tục mua bảo hiểm y tế.
2.2. Nguyên tắc lập danh sách người có công với cách mạng:
Đối với người có công với cách mạng theo quy định tại
– Người thuộc diện có thể tham gia nhiều các loại hình bảo hiểm y tế thì chỉ lập danh sách đối tượng mà người đó được hưởng mức bảo hiểm y tế cao nhất;
– Quá trình lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế phải thực hiện chặt chẽ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý. Để xác minh được điều này thì phải căn cứ vào giấy tờ, hồ sơ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp đưa lên phê duyệt;
– Việc lập danh sách phải đảm bảo về mặt hình thức để thống nhất trong quá trình quản lý. Mẫu danh sách này phải tuân theo mẫu được ban hành kèm theo
2.3. Về thẩm quyền lập danh sách người có công với cách mạng:
Không giống như quá trình mua bảo hiểm y tế tự nguyện của các cá nhân, hộ gia đình là chỉ cần có nhu cầu mua bảo hiểm và thực hiện thủ tục đơn giản sẽ mua được. Đối với người có công với cách mạng sẽ có những quyền lợi đặc biệt hơn nên bắt đầu từ quá trình lập danh sách đã phải đảm sự chặt chẽ, minh bạch. Dựa theo Điều 4 Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
– Đối với các địa phương cần lập danh sách người có công với cách mạng thì thẩm quyền ban đầu thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Cơ quan này có thể quản lý được tất cả các đối tượng cá nhân đang sinh sống tại cộng đồng điều này tránh cho sự sai sót hoặc sự nhầm lẫn đối với xác định người có công với cách mạng;
– Trường hợp thứ hai, đối với các đối tượng đang được nuôi dưỡng thường xuyên trong cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công với cách mạng hoặc đang sinh sống tại cơ sở trợ giúp xã hội thì danh sách này được cơ sở nuôi dưỡng lập nên;
– Những đối tượng là học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội quy định thì khi tiến hành lập danh sách để mua bảo hiểm y tế cơ sở giáo dục nghề nghiệp này phải có thẩm quyền lập danh sách.
Xét trên trường hợp những người có công với cách mạng khi muốn mua bảo hiểm y tế thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan đầu tiên thực hiện trách nhiệm lập danh sách những người có công với cách mạng sinh sống trên địa bàn của địa phương. Sau khi được Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn lập danh sách thì danh sách này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội huyện. Cơ quan này sẽ thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế và chuyển danh sách này đến các đối tượng có công với cách mạng thông qua Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Quyền lợi khi tham gia BHYT của người có công với cách mạng?
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày những cá nhân có công với cách mạng có nhu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám bệnh, chữa bệnh thì Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng khác nhau.
Mức hưởng này ghi nhận tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP: cá nhân có thể được hỗ trợ hoàn toàn là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này. Một số trường hợp nhất định thì nhà nước chỉ hỗ trợ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2020 Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
– Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý;
– Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng.