Việt Nam hiện nay là nơi đặt văn phòng bán vé máy bay trực tiếp cho nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thủ tục mở phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục mở phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài:
1.1. Điều kiện mở phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài:
Hiện nay Việt Nam có rất nhiều hãng hàng không trong nước và quốc tế. Nhìn chung thì có khách hàng không chính là một hình thức tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, bao gồm: vận chuyển hàng không (vận chuyển hành khách và hành lý …), quảng cáo tiếp thị, bán sản phẩm hàng (hay còn gọi là các loại vé) trên thị trường nhằm mục đích sinh lời và thu lợi nhuận, chủ yếu hoạt động vì mục đích thương mại. Vì thế theo quy định tại Điều 123 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2019 hiện nay có ghi nhận về các điều kiện và thủ tục mở văn phòng bán vé của các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam, theo đó thì các chủ thể là nước ngoài khi muốn mở các văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản sau:
– Thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở chính của hãng hàng không đó;
– Quyền kiểm soát và giám sát pháp lý sẽ thuộc về quốc gia nơi đặt trụ sở chính của hãng hàng không đó.
1.2. Thủ tục mở phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài:
Theo khoản 5 Điều 1 của Thông tư 21/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
Bước 1: Các chủ thể khi có nhu cầu muốn mở văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét nhu cầu trên. Nhìn chung thì bộ hồ sơ để tiến hành thủ tục mở văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản như sau:
– Văn bản đề nghị mở văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao của giấy phép thành lập hoặc bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương của hãng hàng không (có thể được thực hiện dưới hình thức là tiếng Anh hoặc tiếng Việt, kèm theo bản dịch thuật theo đúng quy định của pháp luật);
– Bản sao của Điều lệ hoạt động của hãng hàng không đó (thể hiện bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh);
– Bản sao của các tài liệu nhằm mục đích xác nhận quyền sử dụng trụ sở nơi đặt văn phòng đại diện hoặc văn phòng bán vé của các hãng hàng không nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Bản sao chứng nhận và chứng thực văn bản bổ nhiệm người đứng đầu của các văn phòng bán vé (được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt).
Các chủ thể có nhu cầu thành lập văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam có thể nộp hồ sơ theo nhiều hình thức khác nhau, nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp qua đường bưu điện, hoặc các hình thức khác đến Cục hàng không Việt Nam, và các chủ thể này sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và chân thật của các thông tin được nêu trong hồ sơ.
Bước 2: Sau khi nhận được bộ hồ sơ của chú Thái có nhu cầu thành lập văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục hàng không Việt Nam, trong thời hạn luật định là 5 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, sếp thấy bộ hồ sơ không có vi phạm thì chủ thể có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm xem xét và thẩm định cũng như cấp Giấy phép mở văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam. Nếu trong trường hợp không cấp giấy phép thì sẽ phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chính đáng. Nếu trong trường hợp xét thấy bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chưa đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật thì trong thời hạn 2 ngày làm việc được tính kể từ nay nhất bộ hồ sơ, Cục hàng không Việt Nam sẽ cần phải có văn bản đề nghị và văn bản hướng dẫn các hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, và thời hạn giải quyết sẽ được tính lại kể từ khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ.
Bước 3: Theo giấy hẹn thì các hãng hàng không sẽ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nhận kết quả của quá trình thực hiện thủ tục hành chính, đó là Giấy phép mở cửa phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam.
Lưu ý rằng: Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện phải nộp lệ phí.
2. Các trường hợp thu hồi giấy phép mở phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài:
Nhìn chung thì theo quy định của pháp luật, giấy phép mở văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ bị thu hồi trong một số trường hợp sau đây:
– Khi xét thấy các chủ thể này không còn đắp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật bao gồm: thành lập và hoạt động theo pháp luật của quốc gia nơi hãng hàng không đó đặt trụ sở chính, và đặt dưới quyền kiểm soát cũng như giám sát pháp lý của quốc gia nơi hạ thảo không đó đặt trụ sở chính;
– Không bắt đầu hoạt động bán vé trong thời hạn luật định đó là 12 tháng được tính kể từ ngày nhận giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Ngưng hoạt động bán vé vượt quá thời hạn quy định đó là 12 tháng liên tục;
– Hoạt động sai mục đích hoặc hoạt động không đúng với nội dung được cấp giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có hành vi lừa đảo khách hàng và vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật trong lĩnh vực hình sự;
– Vi phạm nghiêm trọng các quy định trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng không hoặc khai thác hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính trái quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm quyền mở văn phòng bán vé tương tự của các hãng hàng không Việt Nam tại quốc gia của hãng hàng không nước ngoài.
3. Có bắt buộc đăng tin báo về hoạt động của văn phòng đại diện của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam hay không?
Theo khoản 7 Điều 1 của Thông tư 21/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 81/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, Thông tư 14/2015/TT-BGTVT ngày 27/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và Thông tư 33/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam (nay được sửa đổi bởi Thông tư 19/2023/TT-BGTVT sửa đổi các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không), có quy định như sau:
Trong thời hạn luật định đó là sáu mươi ngày được tính kể từ ngày nhận được giấy phép mở văn phòng bán vé của các hãng hàng không nước ngoài, thì các văn phòng bán vé này sẽ phải có nghĩa vụ thông báo hoạt động của mình và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục hàng không Việt Nam bằng hình thức văn bản hoặc dữ liệu điện tử theo mẫu do quy định của pháp luật ban hành. Hãng hàng không sẽ phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác trong nội dung khai báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra thì trong thời hạn 45 ngày được tính kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì văn phòng bán vé sẽ phải hoạt động tại trụ sở đã đăng ký và đăng tin trên một tờ báo được phép phát hành trên lãnh thổ của Việt Nam trong 03 số liên tiếp với những nội dung cơ bản như sau:
– Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng đại diện, Văn phòng bán vé;
– Tên, địa chỉ trụ sở của hãng hàng không nước ngoài;
– Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Văn phòng bán vé;
– Danh sách người nước ngoài làm việc (tên, quốc tịch, số hộ chiếu và giấy phép lao động còn hiệu lực (nếu có);
– Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép;
– Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Văn phòng bán vé …
Theo đó, căn cứ theo quy định trên yêu cầu phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn 45 ngày sau khi được cấp Giấy phép hoạt động bắt buộc hoạt động tại trụ sở đã đăng ký. Đồng thời, phòng bán vé phải đăng tin trên một tờ báo được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp với những nội dung được quy định chi tiết nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2019;
– Thông tư 21/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 81/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, Thông tư 14/2015/TT-BGTVT ngày 27/04/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và Thông tư 33/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam;
– Thông tư 19/2023/TT-BGTVT sửa đổi các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không.