Cơ sở chế biến lâm sản thực hiện hoạt động của ngành công nghiệp chế biến. Nguồn nguyên liệu được sử dụng đầu vào là sản phẩm lâm sản được khai thác. Nguồn gốc của các nguyên liệu, quy trình khai thác hay chế biến cũng phải đảm bảo quy định của pháp luật liên quan.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục mở cơ sở chế biến lâm sản?
1.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty chế biến lâm sản?
Để thực hiện các nhu cầu trong thành lập cơ sở hoạt động phải đảm về các giấy tờ và tài liệu liên quan. Ngoài ra cần quan tâm đến quyền hạn của chủ cơ sở được tiếp cận với loại hình doanh nghiệp nhất định. Trong đó, hồ sơ gồm có:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu: Thể hiện với nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong đó, có thể lựa chọn 1 trong 5 hình thức doanh nghiệp theo quy định của
Đặc biệt khi các nhu cầu về ngành nghề, tính chất hoạt động phải tuân thủ các quy định liên quan trong Luật lâm sản năm 2017. Chủ cơ sở cần quan tâm đến ngành nghề hoạt động và các điều kiện kèm theo. Các mã ngành khác nhau thể hiện cho nhu cầu hoạt động kinh doanh khác nhau.
Một số mã ngành thể hiện với hoạt động kinh doanh được tổ chức như sau:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành |
1 | Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ Chi tiết: Cưa, xẻ và bào gỗ | 1610 |
2 | Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác | 1621 |
3 | Sản xuất đồ gỗ xây dựng | 1622 |
4 | Sản xuất bao bì bằng gỗ | 1623 |
5 | Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện | 1629 |
Tùy thuộc vào nhu cầu mà chủ cơ sở có thể lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp.
– Điều lệ công ty được xây dựng. Tiến đến nội dung sẽ tiến hành và tổ chức hoạt động sau khi được thành lập theo quy định.
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
+ Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty. Thực hiện chứng minh và thể hiện với nội dung xác minh chủ thể cũng như đảm bảo là đối tượng với nhu cầu thành lập cơ sở chế biến lâm sản.
+ Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức. Cần cung cấp:
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác.
Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty.
+ Đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tất cả các giấy tờ cần cung cấp đảm bảo cho hiệu quả thực hiện xác minh. Gắn với các nghĩa vụ cần cung cấp của từng đối tượng chủ thể khác nhau, mang đến hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước. Đồng thời mang đến tiếp cận hiệu quả của từng thành phần tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
– Danh sách thành viên. (Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.)
1.2. Thủ tục thành lập công ty chế biến lâm sản?
– Thẩm quyền:
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở.
Đây là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện hoạt động quản lý của chủ thể nhà nước. Dựa trên điều kiện đảm bảo thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan này đảm bảo chức năng thực hiện trong triển khai các nhu cầu đăng ký kinh doanh của các chủ thể..
– Thời gian nhận kết quả:
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các nghiệp vụ đối với kiểm tra, xác minh cũng như đánh giá hồ sơ đó. Từ 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đưa ra câu trả lời đối với nhu cầu của các chủ thể cũng như kết quả giải quyết hồ sơ.
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty chế biến lâm sản. Cần đảm bảo trong thông tin, dữ liệu và toàn bộ giấy tờ cần thiết cũng như các chứng thực đối với các bản sao. Từ đó đảm bảo đối với giấy tờ được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở. Đây là cách thức được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Như nộp trực tiếp tại trụ sở, nộp qua chuyển phát. Hay hiện nay, việc áp dụng nộp hồ sơ điện tử mang lại rất nhiều tiện ích. Có thể tiết kiệm đối với thời gian, hiệu quả, tránh các thủ tục rườm rà, đảm bảo cho các nhu cầu được phản ánh và triển khai tốt nhất.
Trong thời gian 03 ngày, tối đa là 05 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ), cơ quan đăng ký kinh doanh phải phản hồi với kết quả tiếp nhận và đánh giá hồ sơ đó.
Kết quả: Thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Nếu giấy tờ, nhu cầu đảm bảo phản ánh theo quy định pháp luật liên quan. Từ đó giúp các chủ thể có thể tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải
+ Bước 3: Nhận kết quả thủ tục thành lập công ty chế biến lâm sản.
+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp.
+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Khi tham gia vào công tác chế biến, các cơ sở cần đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích đảm bảo theo quy định trong Điều 68 Luật lâm sản cũng như các quy định liên quan tiếp cận trong các lĩnh vực khác.
2. Thủ tục mở cơ sở chế biến lâm sản tiếng Anh là gì?
Thủ tục mở cơ sở chế biến lâm sản tiếng Anh là Procedures for opening a forest product processing facility.
3. Quyền và nghĩa vụ là gì?
Các quyền và nghĩa vụ được xác định trong hiệu quả và ý nghĩa hoạt động của cơ sở. Trên tinh thần tham gia vào đóng góp trong nền kinh tế và các điều kiện cần đảm bảo trong hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung này ghi nhận trong Điều 68 Luật Lâm sản năm 2017 và các quy định pháp luật liên quan. Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản.
3.1. Cơ sở chế biến lâm sản có quyền sau đây:
Các quyền được liệt kê tại khoản 2 Điều 68. Bao gồm:
– Với chuỗi sản xuất, chế biến:
+ Sản xuất những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm. Đảm bảo trong xác định nguồn gốc của lâm sản cũng như tiếp cận đúng với quyền lợi được thực hiện trên các loại lâm sản khác nhau.
+ Được Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp. Thực hiện trong hoạt động, tính chất chế biến. Các tiếp cận của doanh nghiệp trong mở rộng hoạt động và đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
+ Được hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến. Thống nhất, hiệu quả trong thực hiện một chuỗi các quá trình tìm ra sản phẩm cuối cùng. Cũng như hiệu quả tiêu thụ dựa trên chất lượng, đáp ứng nhu cầu.
– Áp dụng chính sách phát triển chế biến lâm sản:
Áp dụng chính sách quy định tại Điều 66 của Luật này và pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp trong khu vực nông thôn. Nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, hướng đến các lợi ích tốt hơn cho các khu vực này phát triển chế biến lâm sản. Mang đến thuận tiện trong mục đích, hoạt động vận chuyển và duy trì chất lượng hoạt động, hiệu quả khai thác và lợi ích tìm kiếm. Bao gồm:
+ Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo được vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững. Thúc đẩu việc tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh. Mang đến chất lượng trong nâng cao giá trị gia tăng.
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản với các công nghệ, trang thiết bị hiện đại. Cùng với kỹ thuật và các ứng dụng hiệu quả mang đến năng suất, chất lượng, giá trị cho sản phẩm chế biến.
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản với kinh nghiệm và nền tảng kiến thức, tư duy tốt. Từ đó mang đến thuận lợi trong phối hợp thực hiện các khâu, công đoạn chế biến khác nhau.
+ Đảm bảo thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3.2. Cơ sở chế biến lâm sản có nghĩa vụ sau đây:
Các nghĩa vụ được thể hiện trong nội dung khoản 2 Điều 68. Bao gồm:
– Tuân thủ quy định của pháp luật liên quan trong tổ chức hoạt động. Bao gồm về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, lao động, tài chính cũng như các quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn lâm sản đúng quyền hạn.
– Chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình sản xuất với các khâu và công đoạn thực hiện đảm bảo ý nghĩa tiến hành. Đồng thời là các minh bạch, rõ ràng trên giấy tờ về nguồn gốc, số lượng, chất lượng nguồn lâm sản.
– Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan cũng như các Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Ngoài ra, tùy vào hoạt động thực tế mà các cơ sở cần tuân thủ hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước ở địa phương.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Lâm nghiệp năm 2017.