Hiện nay, nhiều người có nhu cầu mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam, khi mang một số tiền mặt lớn nhập cảnh vào Việt Nam thì cá nhân bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan. Dưới đây là quy định về quy trình mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định cụ thể về vấn đề kiểm tra giám sát hải quan đối với ngoại tệ bằng tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng và kim loại quý, các loại đá quý của người xuất nhập cảnh. Theo đó:
– Người xuất nhập cảnh mang theo các loại ngoại tệ tiền mặt, mang theo đồng Việt Nam tiền mặt, mang theo công cụ chuyển nhượng, mang theo vàng và các loại kim loại quý, các loại đá quý bắt buộc phải chịu sự kiểm tra giám sát hải quan của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
– Người nhập cảnh mang theo các loại ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, mang theo công cụ chuyển nhượng, mang theo vàng và các loại kim loại quý, mang theo đá quý vượt định mức theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai hải quan tại cửa khẩu;
– Người xuất cảnh mang theo các loại ngoại tệ tiền mặt, mang theo đồng Việt Nam tiền mặt, mang theo công cụ chuyển nhượng, mang theo vàng và các kim loại quý, mang theo đá quý vượt quá mức quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan, xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ tài liệu theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại khu vực cửa khẩu.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư
– Cá nhân khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng hộ chiếu, cá nhân đó mang theo các loại ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên định mức dưới đây thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan cửa khẩu:
+ 5000 USD (5000 đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
+ 15.000.000 Việt Nam đồng.
– Trong trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo các loại ngoại tệ bằng tiền mặt bằng hoặc thấp hơn 5000 Đô la Mỹ, cá nhân nhập cảnh mang theo các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương, đồng thời có nhu cầu gửi số ngoại tệ bằng tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân được mở tại các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động hợp pháp đối với các loại ngoại hối trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng cần phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan tại khu vực cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh, tờ khai xuất cảnh bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ bằng tiền mặt mang vào Việt Nam, đây được xem là cơ sở để các tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán của các ngân hàng đó.
Theo đó thì có thể nói, cá nhân mang theo tiền mặt về lãnh thổ của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục nhập cảnh, Có thể là ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam vượt quá định mức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định theo như phân tích nêu trên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan. Đối với ngoại tệ thì cá nhân mang tiền mặt có giá trị trên 5000 đô la Mỹ hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo. Đối với đồng Việt Nam thì cá nhân mang theo tiền mặt có tổng giá trị được xác định trên 15.000.000 đồng Việt Nam thì cũng bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo.
Nhìn chung, quy trình khai báo hải quan sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu, cụ thể trong trường hợp này là tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam.
Bước 2: Kiểm tra số lượng tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam.
Bước 3: Khai và nộp tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục hải quan. Hai loại thuế chính cần phải nộp thông thường đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Đối với một số loại hàng hóa đặc biệt thì con có thể phải nộp thêm thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhìn chung, quy trình mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam tương đối đơn giản, đối với số lượng tiền mặt vượt quá hạn mức do pháp luật Việt Nam quy định thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan thì hoạt động nhập cảnh tiền mặt đó vào Việt Nam sẽ được coi là hợp pháp. Vì vậy, người mang tiền mặt vượt quá định mức nhập cảnh vào Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục khai báo hải quan thông qua tờ khai nhập cảnh.
2. Mức xử phạt mang tiền mặt nhập cảnh vào Việt Nam vượt quá mức quy định mà không khai báo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai báo hải quan của người xuất nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng và các loại kim loại quý, đá quý. Theo đó, người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ tài liệu khác có giá trị thay thế cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam cung cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp, cấp lại giấy thông hành, các loại giấy tờ chứng minh thư biên giới không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt thuộc loại tiền được phép mang theo, đồng Việt Nam tiền mặt, số vàng mang theo vượt quá định mức trong quá trình thực hiện thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các cá nhân có hành vi mang vượt quá định mức từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Việt Nam;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi mang vượt quá định mức từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi mang vượt quá định mức từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên, tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó thì có thể nói, người nhập cảnh vào Việt Nam mang theo tiền mặt vượt quá định mức, tuy nhiên không thực hiện thủ tục khai báo thì sẽ không được coi là hoạt động nhập cảnh tiền mặt vào Việt Nam hợp pháp. Mức xử phạt hành chính sẽ được khái quát như sau:
– Số tiền mặt vượt mức quy định từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: Thì mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
– Số tiền mặt vượt mức quy định từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: Thì mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Số tiền mặt vượt mức quy định từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mức phạt trên là mức phạt trung bình, nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết giảm nhẹ sẽ được giảm 10% mức tiền phạt trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng sẽ được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình tuy nhiên không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Quy định về kiểm tra hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh nhập cảnh?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề kiểm tra giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất nhập cảnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Văn bản hợp nhất Luật hải quan năm 2022 có quy định như sau:
– Hành lý của người xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật bắt buộc phải chịu sự kiểm tra/giám sát hải quan tại khu vực cửa khẩu;
– Hành lý của người xuất nhập cảnh vượt định mức miễn thuế theo quy định của pháp luật thì bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục hải quan giống như đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường;
– Người xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể gửi hành lý vào các khu vực kho bãi tại cửa khẩu, và đồng thời được nhận lại khi thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh;
– Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó thì có thể nói, khi cá nhân mang hàng hóa/vật phẩm về Việt Nam sử dụng và đã thực hiện xong thủ tục kiểm tra hải quan thì có thể xem đây là hàng hóa xách tay cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 15/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh;
– Nghị định 128/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan.
THAM KHẢO THÊM: