Hiện nay pháp luật không cấm việc vợ hoặc chồng đang ở tù thì sẽ không được giải quyết ly hôn. Vậy thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đang đi tù như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1. Có được ly hôn khi vợ hoặc chồng đang đi tù không?
Thực trạng ly hôn hiện nay đang diễn ra rất phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
– Vợ, chồng có quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương hoặc nộp đơn ly hôn thuận tình để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của luật định.
Trường hợp ly hôn thuận tình: nếu như cả hai vợ chồng đều mong muốn, thuận tình đi đến chấm dứt hôn nhân, đã có sự thỏa thuận về mọi mặt như con cái, tài sản chung, nợ chung.
Trường hợp ly hôn đơn phương:
Căn cứ để ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình như sau: Vợ hoặc chồng có đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn đơn phương, đã qua thủ tục hòa giải tại Tòa án nhưng không hòa giải thành thì Tòa sẽ căn cứ trên những cơ sở sau để xem xét việc có chấp thuận đơn khởi kiện ly hôn đơn phương không, cụ thể là:
– Có hành vi bạo lực gia đình: tức là người khởi kiện ly hôn đơn phương phải có bằng chứng chứng minh việc người còn lại có hành vi bạo lực gia đình (bạo lực ở đây có thể là bạo lực tinh thần như thường xuyên chửi bới, làm nhục,…; bạo lực thể chất đánh, đập,…)
– Có bằng chứng chứng minh vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng đến quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng và dẫn đến cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống với nhau được nữa, mục đích cuộc hôn nhân không đạt được (có thể kể đến nguyên nhân hiện nay đang xảy ra rất nhiều đó là một trong các bên vợ hoặc chồng ngoại tình với nhau; hoặc thậm chí chỉ vợ, chồng không ai ngoại tình nhưng một bên cảm thấy không còn tình cảm với người còn lại, thấy đối phương hờ hững, không quan tâm,… do đó vợ chồng dần xa cách và cuộc sống buồn chán, không muốn tiếp tục cuộc sống hôn nhân nữa….)
Như vậy, hiện nay không có quy định nào cấm hay hạn chế việc ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở trong tù. Do đó, vợ hoặc chồng có thể làm thủ tục ly hôn khi đối phương đang ở tù theo thủ tục ly hôn thuận tình nếu như thỏa thuận được hoặc ly hôn đơn phương khi người còn lại không đồng ý và có các căn cứ để chứng minh việc ly hôn đơn phương.
Ngoài ra cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu như một bên vợ, chồng mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra và từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và tính mạng của họ.
2. Thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đang đi tù như thế nào?
2.1. Ly hôn thuận tình khi vợ hoặc chồng đi tù:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn thuận tình:
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
– Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân) của hai vợ chồng.
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao).
– Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao).
– Bản sao giấy khai sinh của các con (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ giải quyết ly hôn thuận tình:
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình là Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của vợ, chồng do các bên tự thỏa thuận lựa chọn.
Bước 3: Tiếp nhận đơn và thông báo nộp án phí:
Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết sau khi nhận được đủ hồ sơ trong vòng 03 ngày.
Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Thẩm phán ra thông báo nộp án phí.
Bước 4: Vợ, chồng nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và tiến hành họp công khai giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:
Thời gian đối với thủ tục này là 01 tháng tính từ ngày có thông báo thụ lý đơn khởi kiện.
Ở bước này, Tòa án sẽ tổ chức buổi hòa giải để mong muốn vợ, chồng có thể quay lại cố gắng xây đắp hôn nhân. Trường hợp trại giam có trụ sở tại quận, huyện khác thì tòa án sẽ ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của người chấp hành hình phạt tù cũng như ý kiến về việc xét xử vắng mặt họ.
Sau khi có quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án sẽ tống đạt quyết định đến cho người chấp hành hình phạt tù để họ được biết cũng như thực hiện quyền kháng cáo (nếu có).
Bước 6: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn:
Trường hợp khi các bên vợ, chồng hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Và khi đó, quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt từ ngày có quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ, chồng.
2.2. Thủ tục ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng đang đi tù:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết ly hôn đơn phương:
– Đơn xin ly hôn đơn phương.
– Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
– Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của nguyên đơn.
– Bản sao chứng thực giấy khai sinh của các con (nếu có).
– Các tài liệu chứng minh về tài sản chung hoặc tài sản riêng vợ chồng (nếu có).
Bước 2: Nộp đơn:
Nộp đơn khởi kiện trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú trước khi chấp hành án phạt tù (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết:
Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí sau khi nhận đơn ly hôn đơn phương. Nguyên đơn phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán sẽ thông báo thụ lý vụ án bằng văn bản cho nguyên đơn và bị đơn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Và sau đó phân công thẩm phán thụ lý vụ án.
Tiến hành buổi hòa giải và công khai chứng cứ tại Tòa án. Trường hợp trại giam có trụ sở tại quận, huyện khác thì tòa án sẽ ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của người chấp hành hình phạt tù cũng như ý kiến về việc xét xử vắng mặt họ.
Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án đưa vụ án ra xét xử và ra bản án ly hôn hôn. Su khi có bản án ly hôn thì Tòa án sẽ tống đạt quyết định đến cho người chấp hành hình phạt tù để họ được biết cũng như thực hiện quyền kháng cáo (nếu có).
3. Án phí ly hôn khi vợ hoặc chồng đi tù:
– Trường hợp ly hôn không có yêu cầu về tài sản: án phí là 300.000 đồng.
– Trường hợp ly hôn có giá ngạch:
Stt | Tên án phí | Mức thu |
1 | Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch | |
a | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
đ | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
e | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
–