Đăng ký kết hôn rồi và ly hôn tại Việt Nam là một thủ tục pháp lý vô cùng phức tạp, vấn đề này đã được pháp luật Việt Nam công nhận. Vậy thủ tục ly hôn khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kết hôn ở nước ngoài, ly hôn tại Việt Nam có được không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài là một khái niệm không còn quá xa lạ trong đời sống xã hội hiện nay. Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ đó được xác định là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, quan hệ hôn nhân gia đình phát sinh giữa bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập hoặc thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân được thực hiện theo pháp luật nước ngoài, quan hệ hôn nhân đó phát sinh trên lãnh thổ của nước ngoài (hay còn gọi là đăng ký kết hôn tại nước ngoài), hoặc tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân đó ở nước ngoài. Do đó, có thể nói, việc đăng ký kết hôn được thực hiện trên lãnh thổ của nước ngoài vẫn có thể được ly hôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài, để được ly hôn ở Việt Nam thì cần phải được pháp luật Việt Nam công nhận quan hệ hôn nhân đó (tức là tại thời điểm kết hôn thì các bên vẫn đáp ứng được điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo pháp luật của Nhân gia đình Việt Nam). Khi đó thì công dân Việt Nam phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên lãnh thổ của Việt Nam. Ngoài ra thì, việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài nên giấy đăng ký kết hôn cũng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận con dấu và chứng nhận chữ ký, chứng nhận chức danh để giấy này được công nhận và sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam.
Tóm lại, kết hôn ở nước ngoài thì vẫn có thể ly hôn tại Việt Nam, tuy nhiên cần phải ghi chú kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Vì vậy khi đã kết hôn ở nước ngoài thì cá nhân đó hoàn toàn có thể xin cấp bản sao giấy đăng ký kết hôn, được công nhận quan hệ hôn nhân và ly hôn khi về Việt Nam.
2. Thủ tục ly hôn khi đăng ký kết hôn ở nước ngoài thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình/đơn phương. Thành phần hồ sơ ly hôn thuận tình/đơn phương có yếu tố nước ngoài cần phải chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình/đơn phương ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, trong trường hợp đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục ghi trú theo quy định của pháp luật tại Việt Nam rồi mới được nộp đơn xin ly hôn thuận tình;
– Hộ chiếu và giấy tờ tùy thân còn thời hạn của hai bên;
– Sổ tạm trú hoặc thẻ tạm trú của hai vợ chồng;
– Bản sao giấy khai sinh của các con trong trường hợp hai vợ chồng đã có con;
– Tài liệu và chứng cứ chứng minh tài sản chung trong trường hợp nếu có tranh chấp;
– Đơn đề nghị vắng mặt của người yêu cầu trong trường hợp đương sự vắng mặt;
– Các giấy tờ trong hồ sơ nếu được cơ quan nước ngoài cấp thì cần phải được thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn thuận tình/đơn phương có yêu tố nước ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn có hộ khẩu thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp này.
Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu của đơn ly hôn thuận tình/đơn phương có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật. Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì tòa án sẽ xem xét về thẩm quyền và tính hợp lệ của hồ sơ trong khoảng thời gian 08 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ hợp lệ thì tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí và lệ phí cho người yêu cầu trong khoảng thời hạn 05 ngày. sau khi người yêu cầu ly hôn hoàn tất nghĩa vụ về tài chính thì việc ly hôn chính thức được tòa án thụ lý và giải quyết.
Bước 4: Mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Thủ tục hòa giải tại tòa án khi ly hôn tại Việt Nam được coi là bắt buộc. Tuy nhiên do có một hoặc hai bên không có mặt thì tòa án sẽ không tổ chức hòa giải.
Bước 5: Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của tòa án sẽ có hiệu lực ngay sau khi ban hành, và không thể kháng cáo theo quy định của pháp luật. Hoặc trong trường hợp ly hôn đơn phương, tòa án sẽ ra quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn được tính từ khi đương sự nhận được bản án, quyết định. Trường hợp không đồng ý với bản án ly hôn, đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định.
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Đặt luôn nhân gia đình năm 2014 thì quyền nuôi con của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ được xác định như sau: Vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, có quyền thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con cái, trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì tòa án sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi tốt nhất về mọi mặt cho đứa trẻ, nếu như đứa trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét nguyện vọng của đứa trẻ đó. Bên cạnh đó, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chưa trường hợp xét thấy mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm nom và nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, thì con dưới 36 tháng tuổi có thể được giao cho cha hoặc cho người chăm sóc khác. Tuy nhiên, có thể nói đối với trường hợp có yêu tố nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Điều 127 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có ghi nhận về vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể như sau:
– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa những người nước ngoài với nhau thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật thì việc ly hôn phải được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Được giải quyết tài sản được xác định là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn cần phải tuân thủ theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 469 và Điều 470 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, trong trường hợp đặc biệt thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. Nếu trường hợp đặc biệt được căn cứ tại khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nếu như việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng riêng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam đó thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. Như vậy có thể nói, trường hợp vợ chồng thường trú tại nước ngoài, không thường trú tại Việt Nam, việc ly hôn sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật nước sở tại. Còn trong các trường hợp bình thường thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.