Cá nhân khi muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp phải tiến hành làm thủ tục ly hôn theo đúng trình tự. Vậy, thủ tục ly hôn khi chồng hoặc vợ đang ở nước ngoài được diễn ra thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp ly hôn với người đang ở nước ngoài phổ biến:
- 2 2. Thủ tục ly hôn khi chồng hoặc vợ đang ở nước ngoài:
- 3 3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài:
1. Các trường hợp ly hôn với người đang ở nước ngoài phổ biến:
Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân thông qua quyết định của Tòa án khi được cá nhân yêu cầu giải quyết. Khi phát sinh sự kiện này sẽ dẫn đến hủy bỏ trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Hiện nay, ly hôn tồn tại nhiều trường hợp khác nhau như ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài hoặc không có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi bài viết này thì tác giả cung cấp các thông tin đến trường hợp với ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài.
1.1. Ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài:
Một vụ việc ly hôn được xác định là có sự đồng thuận của cả hai người được xem là ly hôn thuận tình, trong đó phải kể đế việc ly hôn thuận tình giữa vợ chồng quốc tịch Việt Nam nhưng một bên đang ở nước ngoài, hoặc với bên người Việt nam với một bên mang quốc tịch nước ngoài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến khoảng cách về địa lý, thời gian học tập và làm việc quá lâu nên mối quan hệ không còn duy trì được như trước,…
Để giải quyết được vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài thì một trong hai người đang ở Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Hiện nay, cá nhân để được chấp thuận yêu cầu này thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Cả hai người đang tồn tại mối quan hệ hôn nhân nhưng vì mục đích hôn nhân không đạt được mà cả hai tự nguyện, thống nhất là chấm dứt mối quan hệ này;
– Đặc biệt, hai vợ chồng có thể tự thoả thuận và không tồn tại bất kỳ tranh chấp về quyền nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (nếu có con chung dưới 18 tuổi).
– Ngoài ra, những tài sản được xác định là tài sản chung, công nợ chung của cả hai người đều tự giải quyết với nhau. Trong đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì không đề cập bất kỳ yêu cầu nào về việc nhờ Tòa án hỗ trợ, can thiệp vấn đề này.
1.2. Ly hôn đơn phương đang ở nước ngoài:
Ly hôn đơn phương được hiểu là việc một trong hai người vợ chồng thấy không còn ý nghĩa và không thể kéo dài nhưng một bên lại không đồng ý.
Đơn phương ly hôn theo yêu cầu của một bên thường xuất hiện hành vi của vợ, chồng bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Ngoài ra, đơn phương ly hôn còn được diễn ra nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu Tòa án tuyên bố người kia đã mất tích nên giải quyết ly hôn;
Đặc biệt, đơn phương ly hôn có thể được cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời những người này là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra,..
2. Thủ tục ly hôn khi chồng hoặc vợ đang ở nước ngoài:
2.1. Đơn phương ly hôn với người đang ở nước ngoài:
2.1.1. Hồ sơ yêu cầu ly hôn đơn phương đến Tòa án:
– Cá nhân chuẩn bị đơn khởi kiện về việc ly hôn (theo mẫu), mẫu đơn này có thể chỉ có chữ ký của một bên;
– Cần có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc). Đối với trường hợp các bên đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam theo quy định;
– Người nào đứng ra khởi kiện ly hôn đơn phương thì người này có trách nhiệm cung cấp CCCD (bản sao chứng thực);
– Bổ sung cả Giấy xác nhận thông tin cư trú của người khởi kiện để hỗ trợ xác minh thẩm quyền giải quyết của Tòa án (bản sao chứng thực);
– Nếu có thể cung cấp được Hộ chiếu/CCCD của người bị khởi kiện thì cũng cần chuẩn bị (bản sao chứng thực);
– Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài, nếu không xác minh được địa chỉ cụ thể ghi rõ và đề nghị Toà án xác minh thông tin từ cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh về việc bị đơn đã xuất cảnh và chưa nhập cảnh về Việt Nam.
– Các giấy tờ khác có liên quan.
Lưu ý:
– Những giấy tờ được chuẩn bị làm hồ sơ ly hôn mà được cơ quan nước ngoài cấp cho người nước ngoài bắt buộc phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự dịch công chứng sang tiếng Việt;
– Trường hợp khi ly hôn mà muốn vắng mặt thì đơn xin ly hôn Vắng mặt, Đơn xin ly hôn, bản tự khai và giấy uỷ quyền của người Việt Nam ở nước ngoài phải được xác nhận tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam.
2.1.2. Trình tự giải quyết ly hôn đơn phương với người đang ở nước ngoài:
Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ khởi kiện:
Cá nhân chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan Tòa án có thẩm quyền. Sauk hi cá nhân gửi hồ sơ đến Tòa án thì Tòa có trách nhiệm tiếp nhận và xem xét hồ sơ.
+ Trường hợp vụ kiện đúng thẩm quyền của Toà án giải quyết và hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi hoàn thành việc đóng phí theo thông báo và nộp biên lai thu tiền, vụ việc khởi kiện ly hôn chính thức được Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định.
+ Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa thì thông báo cho người Khởi kiện biết thẩm quyền của Toà án và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền giải quyết. Nếu hồ sơ hợp lệ nhưng không đúng thẩm quyền thì Toà án thông báo cho người Khởi kiện để sửa đổi, bổ sung.
Bước 2: Xác minh, thu thập chứng cứ:
Thẩm phán sau khi đưa ra quyết định thụ lý vụ án thì các bên cung cấp hồ sơ, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là chính đáng thông qua buổi triệu tập mà Tòa án sắp xếp.
Toà án cũng tiến hành xác minh nhằm đánh giá chứng cứ và lời khai của các bên.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành tổ chức các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đối với các bên
+ Trường hợp 1: Hòa giải thành thì Tòa án tiến hành lập biên bản hòa giải thành (hòa giải để các bên các bên cùng đồng ý ly hôn) và trong thời hạn 07 ngày làm việc mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Khi Thẩm phán đã ra quyết định thì quyết định này có hiệu lực ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
+ Trường hợp 2: Hòa giải không thành mà vụ án không thuộc các trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 4 : Phiên tòa xét xử sơ thẩm
Phiên tòa khi được mở ra thì Tòa án sẽ giải quyết, xem xét nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng ly hôn ví dụ có yếu tố ngọi tình xuất hiện trong mối quan hệ không, người nào có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng,..
Lưu ý: Bản án ly hôn của Tòa án sơ thẩm có thể bị các bên đương sự kháng cáo để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Theo quy định tại Điều 479 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
+ Một trong các bên đương sự có mặt tại Việt Nam thì có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày;
+ Cá nhân có thể kháng cáo bản án, quyết định của Tòa trong thời hạn 1 tháng nếu đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa. Thời gian này được tính từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật.
2.2. Thủ tục ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài:
2.2.1. Hồ sơ ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài:
– Chuẩn bị đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn được thực hiện theo mẫu sẵn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc) đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trường hợp các bên đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì bạn cần phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam theo quy định.
– Hộ chiếu/CCCD của vợ và chồng còn hiệu lực pháp luật (bản sao chứng thực);
– Cần chuẩn bị thêm giấy xác nhận thông tin cư trú/ Thẻ tạm trú của vợ chồng (bản sao chứng thực);
– Nếu cả hai đã có con chung thì cần chuẩn bị bản trích lục khai sinh của con;
– Người đang ở nước ngoài hoàn toàn có thể làm đơn đề nghị Toà án giải quyết vắng mặt vì không thể tham gia trực tiếp tại phiên Tòa;
– Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số giấy tờ khác.
2.2.2. Trình tự thủ tục ly hôn thuận tình với người đang ở nước ngoài:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình vơi người nước ngoài:
Cá nhân khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì một trong hai người có yêu cầu ly hôn nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2 : Tiếp nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ thì trong thời hạn 07-12 ngày, Tòa án xem xét, kiểm tra hồ sơ và thực hiện một trong các công việc dưới đây:
+ Trường hợp hồ sơ chuẩn bị đã đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Thời gian để cá nhân hoàn thành nghĩ vụ này là trong vòng 5 ngày để nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi hoàn thành việc đóng phí theo thông báo và nộp biên lai thu tiền, vụ việc ly hôn chính thức được Tòa án thụ lý và giải quyết theo quy định.
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn, thông báo để người yêu cầu ly hôn sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Để hoàn thiện hồ sơ sửa đổi, cá nhân được cho 7 ngày thực hiện.
Bước 3: Mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Theo quy định Tòa án tiến hành mở phiên họp để xem xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Các bên hoàn toàn có quyền làm đơn xin giải quyết vắng mặt và trình bày nguyện vọng mong muốn ly hôn thuận tình thì Tòa Án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn sẽ có hiệu lực ngay khi ban hành.
3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người đang ở nước ngoài:
Căn cứ khoản 1 Điều 37, Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh tại Việt Nam giải quyết. Các trường hợp lý hôn có yếu tố nước ngoài nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Yêu cầu giải quyết ly hôn giữa người Việt Nam kết hôn với người có quốc tịch nước ngoài;
– Đối với trường hơp có mong muốn giải quyết ly hôn giữa hai vợ chồng có quốc tịch Việt Nam đăng ký kết hôn tại Việt Nam, nhưng hiện tại có một trong hai vợ chồng đi làm hoặc định cư tại nước ngoài;
– Cá nhân khi đăng ký kế hôn tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài mà bây giờ muốn quyết ly hôn giữa vợ chồng quốc tịch Việt Nam đi làm hoặc định cư tại nước ngoài.
Trương hợp đặc biệt khi Tòa án tiếp nhận hồ sơ giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền được xác định là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Lưu ý:
Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn. Trong trường hợp này thẩm quyền của tòa án giải quyết sẽ phụ thuộc vào việc người Việt Nam có còn quốc tịch Việt Nam hay không nếu không còn quốc tịch mặc dù vẫn đang cư trú tại Việt Nam thì Toà án không thụ lý giải quyết vì việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015.