Chồng bạo lực gia đình, vợ có thể đơn phương ly hôn được không? Thủ tục ly hôn đơn phương khi bị chồng đánh đập thường xuyên? Thủ tục ly hôn một phía khi chồng có hành vi bạo hành?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em và chồng quen nhau được 2 năm thì có con, vừa biết có con được hai tháng thì em phát hiện chồng sử dụng ma tuý đá thường xuyên cáu gắt chửi và đánh em, sau nhiều lần em khuyên thì chồng có hứa sẽ bỏ, tuy nhiên sau khi sinh con và cưới thì em phát hiện chồng em vẫn còn hút ma tuý đá. Trước khi đăng ký kết hôn con em khi làm giấy khai sinh thì không để tên cha và mang họ mẹ.
Sau khi con em được 6 tháng thì em đăng ký kết hôn, kết hôn được khoảng ba tháng thì trong thời gian này chồng em thường xuyên chửi tục và đánh đập vào đầu em và đuổi mẹ con em. Vậy cho em hỏi khi em làm đơn đơn phương ly hôn thì toà án có cho ly hôn không? Hay bắt hoà giải và nếu chồng em không chịu ly hôn thì em có được chấp thuận ly hôn không? Em không cần chồng nuôi dưỡng con hay yêu cầu chu cấp gì hết. Vậy em cần làm những thủ tục gì để ly hôn không bị rắc rối. Cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
…
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Theo thông tin bạn cung cấp, chồng của bạn thường xuyên có hành vi đánh đập, chửi bới bạn, hành vi này được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Trước hết, để ngăn chặn và chấm dứt hành vi này, bạn có thể tố cáo hành vi với các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an có thẩm quyền để can thiệp, xử lý vào hành vi bạo lực nói trên; đồng thời, tư vấn các giải pháp kịp thời cho bạn
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề đơn phương ly hôn như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, trong trường hợp bạn và chồng bạn không thể tiếp tục chung sống, mà phía chồng bạn không muốn ly hôn, thì bạn có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, tòa án sẽ căn cứ về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình dẫn đến không thể tiếp tục hôn nhân, mục đích hôn nhân không đạt được để giải quyết việc ly hôn cho bạn mà không cần sự đồng ý của chồng bạn.
Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm có:
– Đơn khởi kiện về đơn phương ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân;
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;
– Bản chính giấy khai sinh của con;
– Giấy tờ khác chứng minh tài sản chung, riêng ( nếu có );
Hồ sơ được gửi về Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi chồng bạn cư trú/sinh sống/làm việc để giải quyết.
Khi bạn gửi đơn ly hôn, Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập về cho chồng bạn để yêu cầu chồng bạn đến để giải quyết việc ly hôn. Liên quan đến vấn đề hòa giải, theo quy định của
Thời gian giải quyết vụ án đơn phương ly hôn từ 4 tháng – 6 tháng.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về ly hôn đơn phương, tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn phương ly hôn nhưng bị chồng đe dọa
- 2 2. Luật sư tư vấn về đơn phương ly hôn và bạo lực gia đình
- 3 3. Đơn phương ly hôn vì bị chồng thường xuyên đánh đập
- 4 4. Bị chồng đánh có thể ly hôn đơn phương không?
- 5 5. Vợ đơn phương ly hôn khi bị chồng bạo hành
- 6 6. Bạo lực gia đình làm sao để vợ đơn phương ly hôn?
- 7 7. Chồng bạo hành vợ có được quyền đơn phương ly hôn không?
- 8 8. Đơn phương ly hôn khi chồng có hành vi bạo lực
1. Đơn phương ly hôn nhưng bị chồng đe dọa
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi có 1 con nhỏ được 5 tháng tuổi, hiện chồng tôi làm việc ở quê (cách chỗ tôi làm 40 cây số), tôi làm việc ở thành phố (con ở với tôi). Hiện tại tôi muốn đưa con lên Hà Nội làm việc nhưng bị chồng và gia đình chồng phản đối ngăn cản. Chồng tôi còn nhắn tin đe doạ giết tôi và gia đình bên ngoại nếu tôi đưa con đi. Giờ tôi muốn làm đơn ly hôn nhưng nhà chồng không cho tôi bản sao hộ khẩu (hộ khẩu của tôi và con vẫn ở cùng nhà ông bà nội). Anh chị cho tôi hỏi những câu sau:
1. Nếu tôi đơn phương xin ly hôn mà thiếu bản sao hộ khẩu có được không
2. Chồng tôi nhắn tin đe doạ như vậy có bị xử lý về pháp luật không
3. Tôi có được nộp đơn ly hôn ở toà án trên thành phố nơi tôi đang đăng ký tạm trú không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc bạn đơn phương xin ly hôn mà thiếu bản sao sổ hộ khẩu
Theo quy định của pháp luật, bạn là người khởi kiện trong vụ án ly hôn nên bạn phải nộp kèm theo đơn khởi kiện là các giấy tờ tùy thân (CMND, sổ hộ khẩu – bản sao). Trường hợp bạn không có giấy tờ này, có thể tòa án sẽ không thụ lý đơn của bạn. Trong trường hợp này, bạn liên hệ với Cơ quan công an cấp xã nơi bạn đang đăng ký hộ khẩu để xin xác nhận thường trú tại địa chỉ đó hoặc có thể yêu cầu cơ quan này hỗ trợ nhằm buộc gia đình chồng bạn cung cấp sổ hộ khẩu.
Thứ hai, chồng bạn nhắn tin đe dọa
Hành vi đe dọa giết người của chồng bạn là hành vi vi phạm pháp luật, nếu có căn cứ làm cho bạn lo sợ rằng việc đe dọa này có thể được thực hiện thì chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người theo quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn nên trình báo với cơ quan công an để yêu cầu ngăn chặn và xử lý đối với hành vi của chồng bạn.
Thứ ba, việc nộp đơn ly hôn ở Toà án trên thành phố nơi bạn đang đăng ký tạm trú không
Bạn là nguyên đơn trong vụ án ly hôn nên căn cứ vào Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án nhân dân nơi mà chồng bạn đang cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết hoặc bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của chồng bạn thụ lý giải quyết.
Do vậy, việc bạn nộp đơn khởi kiện về vấn đề xin ly hôn tại nơi mà bạn đang cư trú mà không có văn bản thỏa thuận của chồng bạn là không đúng theo quy định của pháp luật.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
2. Luật sư tư vấn về đơn phương ly hôn và bạo lực gia đình
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý công ty, tôi có vấn đề như sau mong được giúp đỡ:
Chuyện là chị gái tôi lấy chồng đã 10 năm nay, chị có 2 con nhỏ (1 con 2 tuổi và 1 con 9 tuổi) và người chồng từ khi lấy chị ấy thường xuyên đánh đập, chửi rủa, đuổi chị ra khỏi nhà. Cách đây mấy hôm chị có bị một trận đánh dẫn đến nhập viện và phải khâu 10 mũi ở mắt. Trước kia, chị tôi nhờ chính quyền can thiệp nhưng chính quyền tỏ ra không mấy quan tâm, chị có yêu cầu ly hôn nhưng chồng chị không đồng ý và càng ngày người chồng càng bạo lực, chị tôi không thể chịu được nữa. Vậy, quý công ty cho tôi hỏi:
Bây giờ nếu chị tôi đơn phương ly hôn thì phải trải qua các bước thế nào? Nếu người chồng cố tình làm khó dễ không cho ly hôn thì có ly hôn được không?
Liệu chị có khả năng được nuôi cả hai người con không?
Và bây giờ tôi hay chị tôi có thể đi tố cáo về hành vi bạo lực của người chồng kia được không?
Luật sư tư vấn:
1. Các bước tiến hành nếu đơn phương ly hôn.
Trước hết chúng tôi xin khẳng định với bạn rằng, chị bạn có thể đơn phương ly hôn. Nếu người chồng cố tình làm khó dễ không cho ly hôn thì vẫn ly hôn được. Nếu đơn phương ly hôn thì phải trải qua các bước như sau:
Trước tiên, gia đình chị bạn sẽ được tổ chức hòa giải ít nhất 03 lần tại địa phương xã, phường nơi gia đình chị bạn sinh sống. Mỗi một lần hòa giải sẽ được ghi thành biên bản có hòa giải thành hay không. Nếu hòa giải không thành thì chị bạn có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị bạn hoặc chồng sinh sống, làm việc. Tòa án cũng sẽ tổ chức Hòa giải cho gia đình chị bạn. Nếu hòa giải không thành, không hòa giải được thì sẽ tiếp tục thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án.
2. Liệu chị có khả năng được nuôi cả hai người con không?
Trước tiên, quyền nuôi con và cấp dưỡng sẽ do vợ chồng chị bạn thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì theo phán quyết của Tòa án dựa trên quy định của pháp luật và thực tế hoàn cảnh gia đình chị bạn. Theo quy định của
3. Tố cáo về hành vi bạo lực của người chồng.
Tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình có quy định hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng được coi là hành vi bạo lực gia đình. Như vậy, hành vi bạo lực gia đình đã có từ lâu, nếu muốn chấm dứt tình trạng bị chồng hành hung, hăm dọa thì chị bạn hay bất cứ ai hoàn toàn có thể đề nghị các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của chị bạn.
Các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ cho chị bạn trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, chị bạn có thể đến gặp cơ quan có thẩm quyền: công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi bạn sinh sống hoặc nơi bạn bị chồng hành hung… để đề nghị được giúp đỡ, xử lý. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì chị bạn có báo tới cơ quan có thẩm quyền nhưng họ không mấy quan tâm, bạn có thể khiếu nại về hành vi sai trái này và để bảo vệ một cách tốt nhất cho quyền lợi chị bạn thì cần đề nghị, tố cáo lên cơ quan cấp trên để có thể kịp thời xử lý hành vi bạo lực của người chồng theo quy định tại Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình:
“Điều 42. Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật…”
Với hành vi của người chồng, có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, vậy nên phát hiện, tố giác tội phạm là điều nên làm một cách sớm nhất là quyền, nghĩa vụ của mọi công dân.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
3. Đơn phương ly hôn vì bị chồng thường xuyên đánh đập
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi và chồng tôi kết hôn và sống chung được 10 năm, thời gian gần đây chồng tôi thường xuyên uống rượu say và đánh đập tôi rất thậm tệ, tôi yêu câu ly hôn nhưng chồng tôi không chịu. Xin luật sư tư vấn giúp là liệu tôi có quyền được đơn phương ly hôn hay không?
Luật sư tư vấn:
Theo Luật phòng, chống và bạo lực gia đình 2007 có quy định:
“ Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Như vậy là chồng chị đã có hành vi bạo lực gia đình.
Và theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Vậy chị hoàn toàn có quyền đơn phương ly hôn vì chồng chị có hành vi bạo lực gia đình.
→ Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn, tư vấn thủ tục ly hôn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
4. Bị chồng đánh có thể ly hôn đơn phương không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em năm nay 30 tuổi, chồng em 32 tuổi. Chúng em kết hôn được ba năm và có một con chung là bé gái hơn hai tuổi. Trong thời gian chung sống chồng em thể hiện rõ là một người chồng gia trưởng, thô lỗ cộc cằn. Anh luôn kiếm cớ để chửi rủa đánh đập em mặc dù em không bao giờ hỗn láo. Đã hai lần em nói li hôn nhưng anh không đồng ý, một lần là anh kề dao vào cổ nhưng khi em nói anh giết em đi em không muốn sống nữa thì anh bỏ dao xuống và tát tai em 2 cái khiến em ngất xỉu.
Lần thứ hai là lúc em mang thai 8 tháng, anh đè em xuống giường và bóp cổ. Em bị đau bụng ra máu. Hiện tại em đã ôm con bỏ đi khỏi địa phương. Em sợ con em lớn lên bị cha nó đánh đập. Nếu em muốn li hôn đơn phương thì tòa có gửi giấy báo cho chồng em không? Hiện tại em không dám về nhà mẹ em vì sợ hãi. Em phải làm thế nào trong trường hợp này?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi được xác định là hành vi bạo lực gia đình như sau:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
…
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Theo thông tin bạn cung cấp, chồng của bạn thường xuyên có hành vi đánh đập, chửi bới bạn, hành vi này được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này tùy vào tính chất, mức độ mà có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị xử lý hình sự về theo các tội danh khác nhau theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
Để ngăn chặn và chấm dứt hành vi này, bạn có thể tố cáo hành vi với các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an có thẩm quyền để can thiệp, xử lý hành vi bạo lực nói trên; đồng thời, tư vấn các giải pháp kịp thời cho bạn.
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì bạn và chồng bạn không thể tiếp tục chung sống, mà phía chồng bạn không muốn ly hôn, thì bạn có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, tòa án sẽ căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình dẫn đến không thể tiếp tục hôn nhân để giải quyết việc ly hôn.
Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm có:
– Đơn khởi kiện về vấn đề đơn phương ly hôn;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân;
– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con;
– Giấy tờ khác chứng minh tài sản chung, riêng ( nếu có );
Hồ sơ được gửi về Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi chồng bạn cư trú để giải quyết.
Khi bạn gửi đơn ly hôn, Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập về cho chồng bạn để yêu cầu chồng bạn đến để giải quyết việc ly hôn.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
5. Vợ đơn phương ly hôn khi bị chồng bạo hành
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi lấy chồng từ năm 2004 đến nay là được 12 năm. Chúng tôi có với nhau 2 đứa con, 1 bé trai 12 tuổi và 1 bé gái 8 tuổi. Tôi bị bạo hành gia đình từ những ngày đầu tôi mang bầu đứa con đầu tiên, đánh đập, ngược đãi và hành hạ tôi đến mức kinh khủng, thậm chí còn hăm dọa cả gia đình tôi nữa. Giờ tôi ly dị thì hắn không để yên cho tôi, đòi đâm chém và bắn cả gia đình tôi. Còn giờ ở chung với hắn thì hắn đánh đập, hành hạ kề dao vô cổ tôi. Hắn là kẻ suốt ngày cá độ, ăn chơi lêu lổng ngoài đường, đàn đúm với tụi giang hồ. Suốt ngày về nhà đánh vợ đánh con. Và qua sỉ nhục gia đình tôi nữa. Trong khi đó hắn sống bám phía tôi. Tôi cũng vì 2 đứa con mà nhịn nhục sống, nhưng thật sự đến ngày hôm nay tôi không chịu nổi nữa, tôi có giữ đoạn ghi âm nó chửi bới tôi và hăm dọa gia đình tôi. Tôi mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Như bạn trình bày, bạn thường xuyên bị bạo hành gia đình, ngoài ra chồng bạn không chăm sóc cho gia đình, thường xuyên ăn chơi lêu lổng. Có thể thấy cuộc sống hôn nhân của bạn không hạnh phúc, mục đích bạn đầu của hôn nhân không đạt được, bạn chung sống với chồng bạn tới thời điểm này cũng vì mục đích là chăm sóc các con tuy nhiên đến nay bạn không chịu được cảnh sống này nữa thì bạn có quyền đơn phương ly hôn theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Bạn hoàn toàn có quyền làm hồ sơ đơn phương ly hôn với chồng bạn. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn khởi kiện về vấn đề đơn phương ly hôn;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Giấy đăng ký khai sinh của con (bản chính);
+ Giấy chứng minh thư nhân dân (bản sảo có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Bạn gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang sinh sống để yêu cầu Tòa án giải quyết. Thời gian giải quyết theo quy định từ 4 tháng – 6 tháng.
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy cả hai con của bạn đều trên 7 tuổi, Tòa án sẽ hỏi ý kiến của cháu xem cháu muốn về ở với ai và tuân theo sự lựa chọn của cháu bé.
Về sau này nếu chồng bạn tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình, đánh đập bạn thì bạn có quyền làm đơn tố cáo tới cơ quan công an nơi bạn đang cư trú để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo đảm quyền lợi cho bạn. Đối với chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nếu gây thương tích cho bạn thì chồng bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
→ Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
6. Bạo lực gia đình làm sao để vợ đơn phương ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có gia đình và 2 đứa con chúng tôi sống với nhau được 3 năm trong suốt thời gian chung sống tôi có bị Chồng mình đánh vài lần và lần gần đây nhất tôi bị anh đâm muốn giết tôi trong khi tôi không làm gi sai trái cả. Tôi có làm đơn ly hôn tôi nộp dưới toà rồi họ giải hoà và nói bên kia muốn giải hoà nhưng tôi không đồng ý giờ tôi tiếp tục làm đơn được ạ và để giải quyết đơn phương như thế nào là nhanh nhất ạ. Xin luật sư tư vấn giúp tôi ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định :
” 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định 2007 về các hành vi bạo lực gia đình quy định :
” 1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Như vậy trong trường hợp của bạn, chồng bạn đã có các hành vi bạo lực gia đình và nếu bạn muốn đơn phương ly hôn thì bạn phải có căn cứ để chứng minh rằng chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm quyền, nghĩa vụ của bạn làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Bạn có thể làm hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm những giấy tờ sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
– Sổ hộ khẩu thường trú, tạm trú của vợ chồng (bản sao có chứng thực)
– Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ chồng (bản sao có chứng thực)
– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)
– Các giấy tờ về chứng minh tài sản (bản sao có chứng thực)
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của tòa án)
Bạn có thể gửi đơn xin ly hôn bằng cách nộp trực tiếp tại tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng bạn cư trú hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.
→ Mọi vấn đề thắc mắc khác về pháp luật hôn nhân vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6568 – Tổng đài tư vấn luật hôn nhân và gia đình trên toàn quốc.
7. Chồng bạo hành vợ có được quyền đơn phương ly hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi “chồng tôi và tôi kết hôn được 17 rồi nhưng dạo mấy năm về đây anh ta thường hay đánh đập tôi và xúc phạm tôi cả về thể xác lẫn tinh thần. Không những vậy mà có đôi khi anh ta rất hay đe dọa tôi là sẽ đánh tôi. Vậy tôi muốn hỏi rằng nếu tôi quyết định ly hôn với anh ta có được không và nếu được thì mức phạt đối với anh ta ra sao Và giờ đây chúng tôi có 3 con: 1 cháu 18t; 1 cháu 5t; 1 cháu 8 tháng tuổi thì quyền nuôi con sẽ như thế nào” Cảm ơn luật sư rất nhiều ?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp chồng của bạn có có hành vi đánh đạp và xúc phạm danh dự nhân phẩm của chị thì chị có thể trực tiếp tới cơ quan ủy ban nhân dân cấp xã, phường để trình báo về việc này, cơ quan này sẽ có trách nhiệm xử phạt hành chính đối với hành vi đó. Căn cứ quy định tại Điều 49, Điều 51 Nghị định 167/2013/ND-CP:
“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
“Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”
Về quyền nuôi con khi bạn và chồng bạn ra Tòa ly hôn, trước hết sẽ do sự thỏa thuận của hai bạn về việc quyết định ai là người trực tiếp nuôi con, còn nếu không tự thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Đối với người con đã thành niên (18 tuổi) thì Tòa án sẽ không giải quyết tranh chấp vì sẽ do tự con của bạn quyết định ở cùng ai, còn đối với người con 8 tháng tuổi, nếu bạn đủ điều kiện nuôi con thì Tòa án sẽ trực tiếp trao quyền nuôi con cho bạn và một người con còn lại 5 tuổi Tòa án sẽ xem xét tất cả mọi mặt của hai vợ chồng để quyết định ai là người có quyền nuôi con, nhưng chủ yếu là xem xét các vấn đề như: nhân thân, thu nhập, tài sản cố định, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng…Nếu một bên có điều kiện hơn hoặc vượt trội hơn Tòa án sẽ trao quyền nuôi con cho người đó.
→ Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc về ly hôn đơn phương, giải quyết thủ tục ly hôn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ ngay lập tức!
8. Đơn phương ly hôn khi chồng có hành vi bạo lực
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em xin luật sư tư vấn về vấn đề : Ba em ngoại tình đã 7 năm nay rồi, tất cả mọi người xung quanh ai cũng biết, nhưng vì mẹ em muốn cho em và em trai em ăn học đến nơi đến chốn (nay 2 đứa đã 19 và 16 tuổi) nên đã nhịn nhục mà sống , không quan tâm ba em nữa. Ba em thì không làm ăn được gì cả, chỉ đi đi lại lại chỗ người tình và nhà , coi như là mình không có lỗi và không bao giờ có ý định hối lỗi , gia đình em cũng không nhận được bất kì nguồn chu cấp nào từ ba, tất cả đều là mẹ em lo.
Nhưng gần đây ba em bắt đầu thêm chứng về đánh đập mẹ em, những khi em có nhà thì ba không dám làm gì cả (vì em đã can 1 lần và đã có xô xát) nhưng ba chỉ canh khi em đi học và về làm những hành động bạo lực với mẹ, nhưng mỗi lần đánh đều rất mạnh nhưng rất khôn ngoan là không để lại thương tích gì cả nên chưa thể kiện được. Mẹ em đã nhiều lần đòi li hôn nhưng ba nhất mực không chịu, mẹ em thì may tại nhà và cứ thế hằng ngày ba về nhà không làm gì cả chỉ để ăn, ngủ và đánh đập, phá không cho mẹ em làm việc, quyết hành hạ gia đình em đến cùng không tha.
Vậy cho em hỏi là nếu những thành viên trong gia đình đều đồng ý li hôn thì có thể ra toà được không, mẹ em tính cả gia đình dọn chỗ khác nhưng nếu ba tiếp tục tìm đến quấy phá thì có thể kiện được không cũng như có hình thức, biện pháp gì để giải quyết tình hình này không? Em rất mong chờ sự tư vấn từ luật sư. Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định những hành vi bạo lực gia đình gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo thông tin bạn cung cấp, ba bạn có hành vi ngoại tình, đồng thời, thường xuyên có hành vi đánh đập, bạo lực đối với mẹ bạn, quấy phá không cho mẹ bạn làm việc. Hành vi này được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Đối với hành vi bạo lực gia đình, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-Về trách nhiệm hành chính: nếu hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ba bạn do có hành vi đánh đập thành viên trong gia đình nên có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng theo Khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu việc gây thương tích có tính chất nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Đối với hành vi nêu trên, mẹ bạn hoặc các thành viên trong gia đình có thể làm đơn trình báo đến cơ quan công an, hoặc các cơ quan, đoàn thể chính quyền địa phương để tố cáo về hành vi này, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp để ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời có các biện pháp bảo vệ các thành viên trong gia đình.
Luật sư tư vấn pháp luật về thủ tục đơn phương ly hôn:1900.6568
Về vấn đề ly hôn:
Khi mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn. Nếu không đồng thuận tất cả các vấn đề liên quan thì thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn.
Đơn phương ly hôn được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 khi vợ hoặc chồng có yêu cầu giải quyết ly hôn nếu có căn cứ chứng minh việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
Tình trạng hôn nhân trầm trọng để xem xét, giải quyết đơn phương ly hôn, Tòa án sẽ dựa trên việc bố bạn không chung thủy với mẹ bạn ví dụ như có quan hệ ngoại tình, đã được vợ hoặc mọi người xung quanh nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn ngoại tình, vẫn tiếp tục sống ly thân, có hành vi bạo lực kéo dài và nhiều lần, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và sức khỏe của mẹ bạn là căn cứ để xác định đời sống hôn nhân không thể kéo dài. Như vậy, mẹ bạn có thể gửi đơn đơn phương ly lên Tòa án cấp quận hoặc huyện nơi ba bạn đang cư trú để được giải quyết mà không cần có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.
Hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:
– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn hoặc đơn khởi kiện
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
– Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu ( bản sao có chứng thực )
– Giấy khai sinh của các con ( bản sao có chứng thực ) nếu có
– Các tài liệu chứng cứ chứng minh tài sản chung, riêng và các nghĩa vụ có liên quan
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn pháp luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568