Lưu trú là gì? Thông báo lưu trú? Tiếp nhận lưu trú? Thủ tục lưu trú và tiếp nhận lưu trú tại Công an cấp xã, phường?
Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế – xã hội, các loại hình du lịch mới không ngừng gia tăng và trở nên rất phổ biến. Ngành du lịch đã góp phần khai thác hiệu quả số căn hộ dư thừa trong nhân dân, cung cấp thêm nguồn phòng cho khách du lịch và tạo ra thêm công ăn việc làm cho lao động từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách khi tới các địa điểm du lịch tại Việt Nam. Khi các công dân đến một địa điểm mới không thuộc nơi đăng ký thường trú của công dân thì cần
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Lưu trú là gì?
Theo Điều 31 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về lưu trú có nội dung như sau:
“Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, lưu trú là việc công dân ở lại tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình nhưng lại không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú trong một khoảng thời gian nhất định.
Các cá nhân lưu trú thường xác định rõ mục đích ở nơi lưu trú cũng như thời gian đến, thời gian rời đi khỏi nơi lưu trú đó.
Việc đưa ra các quy định về lưu trú đã góp phần làm đơn giản hóa thủ tục đối với việc quản lý khách từ nơi khác đến thăm người thân, đi du lịch, chữa bệnh… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và bảo đảm quyền và lợi ích của công dân tại nơi nơi lưu trú trong thời gian lưu trú.
Lưu trú phải không thuộc các trường hợp phải đăng ký tạm trú, có thể hiểu là người này không thực hiện sinh sống thường xuyên ở địa điểm lưu trú, mà chỉ vì một số lý do như công việc, du lịch, thăm bệnh,… có tính chất tạm thời mới thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương các cấp.
Các trường hợp được pháp luật quy định phải thực hiện thông báo lưu trú về nếu các đối tượng này không thực hiện thông báo lưu trú đến cơ quan có thẩm quyền có thể bị kiểm tra, và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
2. Thông báo lưu trú:
2.1. Thông báo lưu trú:
Theo quy định của pháp luật về lưu trú thì việc thông báo lưu trú được thực hiện khi công dân ở lại một địa điểm xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú và không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú trong một khoảng thời gian nhất định.
Và khi các cá nhân di chuyển đến một địa điểm khác để thực hiện mục đích nhất định của mình, như thăm gặp người thân, thực hiện công việc, đi du lịch,… trong một thời gian, kế hoạch xác định rõ ngày đến, ngày đi thì cần thực hiện việc thông báo lưu trú theo quy định.
2.2. Trách nhiệm thông báo lưu trú:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 những người có trách nhiệm phải thông báo lưu trú bao gồm các đối tượng cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú.
– Thứ hai: Người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú.
Như vậy, những chủ thể nêu trên có trách nhiệm thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích thực hiện tốt công tác quản lý dân cư tại địa phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.3. Thủ tục thông báo lưu trú:
Theo Khoản 2 Điều 21
– Thứ nhất: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
– Thứ hai: Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng.
– Thứ ba: Các giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh có giá trị thay thế.
– Thứ tư: Các loại giấy tờ do cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp.
Cần lưu ý rằng đối với người dưới 14 tuổi đến lưu trú thì không phải xuất trình các giấy tờ nêu trên nhưng phải cung cấp thông tin về nhân thân của người dưới 14 tuổi.
Sau khi chẩn bi đầy đủ giấy tờ, các chủ thể thông báo việc lưu trú với CA xã, phường, thị trấn.
Địa điểm: Nơi tiếp nhận thông báo lưu trú là trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc địa điểm khác tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
Nếu người đến lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không cư trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với CA xã, phường, thị trấn.
Người có trách nhiệm thông báo lưu trú có thể thực hiện việc thông báo lưu trú trực tiếp tại hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng internet, mạng máy tính với Công an xã, phường, thị trấn. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, địa chỉ mạng internet, địa chỉ mạng máy tính, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú và hướng dẫn cách thông báo lưu trú cho người đăng ký lưu trú trên địa bàn của mình.
Thời gian lưu trú của các chủ thể sẽ tùy thuộc nhu cầu của công dân. Trong các trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, các địa phương quyết định thêm địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú. Trước 23 giờ hàng ngày, cán bộ tiếp nhận thông báo lưu trú tại các địa điểm ngoài trụ sở Công an xã, phường, thị trấn phải thông tin, báo cáo số liệu kịp thời về Công an xã, phường, thị trấn; những trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ thì báo cáo về Công an xã, phường, thị trấn vào sáng ngày hôm sau.
3. Tiếp nhận lưu trú:
Tiếp nhận lưu trú có nội dung như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận thông tin lưu trú thuộc về Công an xã, phường, trị trấn của mình.
– Trong từng trường hợp cụ thể mà tại các địa phương có thể quyết định các địa điểm khác để tiếp nhận thông báo lưu trú.
– Thời gian lưu trú trong thời hạn nhất định và phụ thuộc vào nhu cầu lưu trú của công dân tại địa điểm đó, tuy nhiên không được thuộc những trường hợp phải đăng ký tạm trú.
– Công an xã, phường, thị trấn sau khi tiếp nhận thông tin lưu trú sẽ ghi thông tin vào sổ tiếp nhận lưu trú, người lưu trú sẽ không được cấp giấy chứng nhận lưu trú.
– Trong quá trình lưu trú, Công an xã, phường, thị trấn có thể tiến hành kiểm tra, quản lý cư trú tại địa phương theo định kỳ, đột xuất, hoặc theo yêu cầu của các đối tượng khác. Với những trường hợp phát hiện không thực hiện thông báo cư trú sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của xử lý vi phạm pháp luật về cư trú.
4. Thủ tục lưu trú và tiếp nhận lưu trú tại Công an cấp xã, phường:
Thủ tục lưu trú và tiếp nhận lưu trú được thực hiện theo các trình tự như sau:
Trình tự thực hiện:
– Các công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không trường hợp phải đăng ký tạm trú phải làm thủ tục lưu trú.
Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ, văn bản sau đây, cụ thể:
+ Chứng minh nhân dân.
+ Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng.
+ Giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
+ Giấy tờ do cơ quan cử đi công tác.
+ Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân.
– Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với công an xã, phường, thị trấn.
+ Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú 1 lần.
+ Thời gian lưu trú tùy thuộc nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc qua điện thoại.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:
– Chứng minh nhân dân.
– Hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng.
– Giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Giấy tờ do cơ quan cử đi công tác.
– Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân hoặc tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Công an xã, phường, thị trấn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Công an xã, phường, thị trấn.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi tên vào sổ lưu trú
Lệ phí : Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Cư trú ngày 29/11/2006 sửa đổi, bổ sung 2013.