nhiều người có thắc mắc rằng có thể lập di chúc tại Ủy ban nhân dân xã phường được hay không? Nếu lập được thì thủ tục như thế nào? Di chúc lập như thế nào thì mới được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục lập di chúc tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Dự thảo di chúc
– Phiếu yêu cầu chứng thực tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; hộ chiếu,…
– Giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, giấy tờ xe,….
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
Bước 3: Hướng dẫn ký
Công chức tư pháp xã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ của người lập di chúc sau đó ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của người này
Công chức tư pháp xã sẽ giải thích quyền, nghĩa vụ và xã nhận bản di chúc đã ghi chép đầy đủ và đúng với ý chí của người để lại di chúc sau đó hướng dẫn người lập di chúc ký, điểm chỉ vào văn bản
Nếu người lập di chúc không đọc hoặc không nghe được bản di chúc hoặc không ý, không điểm chỉ được vào bản di chúc thì công chức tư pháp sẽ phải mời người làm chứng. Người làm chứng này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Bước 4: Thực hiện chứng thực di chúc
Người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã phải ký xác nhận làm chứng và trả lại văn bản cho người lập di chúc
Người lập di chúc có thể yêu cầu ủy ban nhân dân xã lưu giữ di chúc. Sau khi người lập di chúc chết các đơn vị này sẽ giao lại di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc
Việc bàn giao di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhân và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng
Bước 5: Nộp lệ phí
Lệ phí chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã là 50 nghìn đồng/di chúc (Theo Quyết định 1024/QĐ-BTP và Thông tư 257/2016/TT-BTC).
Phí lưu giữ di chúc tại ủy ban nhân dân xã là 100 nghìn đồng (Khoản 4 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).
2. Hình thức của di chúc được quy định như thế nào?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để một bản di chúc có hiệu lực thì nó phải đáp ứng được về mặt chủ thể, nội dung và hình thức của di chúc. Mong muốn của người để lại di sản thừa kế chỉ được ghi nhạn khi nó thể hiện rõ ràng về mặt nội dung và dưới những hình thức pháp lý theo quy định của pháp luật
Tại Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 quy định, di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập thành văn bản thì có thể di chúc bằng miệng
Vậy hình thức của di chúc có vai trò như thế nào đối với việc thực hiện pháp luật về thừa kế
+ Thứ nhất, hình thức di chúc là cơ sở để xác định cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế
+ Thứ hai, hình thức của di chúc giúp cho người thừa kế xác định được quyền và nghĩa vụ tài sản của người nhận di sản thừa kế do người chết để lại.
+ Thứ ba, hình thức của di chúc là một trong những căn cứ để xác định tính hợp pháp của di chúc và giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến thừa kế
3. Mẫu di chúc mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm ………. (Ngày ………. tháng một năm hai nghìn không trăm ………..),
Tôi là (ghi rõ họ và tên):……….Sinh ngày: ……/……./……..
Chứng minh nhân dân số:……..ngày…./…../….tại………
Đăng ký thường trú tại: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …….
Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, chúng tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) của tôi, cụ thể như sau:
I. Di sản
Di sản được định đoạt trong Di chúc này là toàn bộ tài sản riêng của tôi và tài sản riêng của tôi trong khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với vợ có được khi còn sống, Cụ thể như sau:
1.Ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: ………, thành phố …… theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: ……, hồ sơ gốc số: ……. do UBND ……. cấp ngày ……/……/……….
2.Thửa đất số …… tại địa chỉ: …….., thành phố ….. theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: …….., hồ sơ gốc số: ………. do UBND ….. cấp ngày ……/……/……….
3.Chiếc ô tô mang biển kiểm soát, loại xe …., số khung .., số máy ……….., màu sơn ……, đăng ký đứng tên …………
4.Chiếc xe máy mang biển kiểm soát, loại xe …., số khung ………, số máy …….., màu sơn ……….., đăng ký đứng tên …..
Ngoài những tài sản (di sản) đã được liệt kê nêu trên, nếu sau thời điểm chúng tôi lập bản di chúc này cho đến khi di chúc có hiệu lực (tôi đều qua đời) có phát sinh tài sản mới của tôi thì tài sản đó cũng được định đoạt theo di chúc này. Đến thời điểm mở di chúc nếu những tài sản đã nêu trong Di chúc này dù có thay đổi về hiện trạng, tăng hoặc giảm giá trị thì vẫn được định đoạt theo Di chúc này.
II. Người được hưởng di sản
Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, tính cách và khả năng của các con, tình cảm tình cảm của tôi đối với các con, tôi lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ di sản của tôi nêu tại mục I của Di chúc này như sau:
Sau khi tôi chết đi thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi (di sản) nêu tại mục I của di chúc này thuộc về các con ruột của chúng tôi có tên dưới đây:
1. Con trai: …………. sinh ngày …..
CMND số: ………… do Công an ………cấp ngày……/…./……..
Hộ khẩu thường trú: ………
2. Con gái: …………. sinh ngày……..
CMND số: ……….. do Công an …….. cấp ngày……/…./……..
Hộ khẩu thường trú: ………..
Ngoài các con của chúng tôi có tên và thông tin nhân thân nêu trên, chúng tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.
Nếu đến thời điểm mở thừa kế mà chúng tôi có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của pháp luật thì di sản nêu tại Di chúc này được trừ một phần (2/3 của một suất theo pháp luật) cho người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung Di chúc theo quy định của pháp luật, số di sản còn lại vẫn được phân chia theo nội dung Di chúc này.
III. Người giữ di chúc và công bố Di chúc
Di chúc của tôi sẽ do vợ tội là bà……… cất giữ, khi tôi chết thì di chúc này sẽ được công bố
Nếu trong trường hợp cả hai vợ chồng tôi đều chết chưa kịp công bố di chúc và các con chúng tôi đều chưa thành niên thì bố mẹ của chúng tôi là ông……………. bà…………….. sẽ là người quản lý di sản và cất giữ Di chúc.
Các con của chúng tôi phải đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, không được vì ích kỷ cá nhân mà tranh giành di sản của chúng tôi, gây mất tình cảm trong gia đình. Các con hãy tôn trọng ý nguyện cuối cùng của chúng tôi theo nội dung của bản Di chúc này.
IV. Cam đoan của người lập di chúc.
– Những thông tin về nhân thân, thông tin về tài sản, di sản đã ghi trong Di chúc này là đúng sự thật.
– Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ để lập Di chúc này là do chúng tôi cung cấp, các giấy tờ này được cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung.
– Toàn bộ động sản và Bất động sản được định đoạt trong Di chúc này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi theo quy định của pháp luật.
– Việc lập Di chúc này là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, không bị ép buộc.
Tôi đã nghe cán bộ tư pháp xã đọc toàn văn bản Di chúc này và chúng tôi cũng đã tự mình đọc lại toàn bộ nội dung Di chúc, hiểu rõ, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào di chúc này trước sự có mặt của hai người làm chứng. Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi. Tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Di chúc này gồm …… trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
CHỨNG THỰC
Ngày … tháng … năm …(Bằng chữ …)
Tại … (4). Tôi (5) …, là (6) …
Chứng thực
– Ông/bà …Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số… đã tự nguyện lập di chúc này và đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của di chúc.
– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà … minh mẫn, sáng suốt, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (9) vào di chúc này trước mặt tôi.
Di chúc này được lập thành …bản chính (mỗi bản chính gồm …tờ, …trang); giao cho người lập di chúc … bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.
Số chứng thực … quyển số … (1) – SCT/HĐ,GD
Ngày … tháng …năm …
Người thực hiện chứng thực (Ký, đóng dấu) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015