Hiện nay với sự phát triển toàn cầu việc nhập khẩu hàng hóa là điều hết sức cần thiết thức đẩy sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn nhiều thắc mắc đến quy trình, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm với thực phẩm nhập khẩu. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm với thực phẩm nhập khẩu:
Trình tự để cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thực phẩm nhập khẩu được quy định theo Điều 19
– Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm:
+ Khi tiến hành làm thủ tục hải quan, thì chủ hàng sẽ phải có trách nhiệm để tiến hành nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
+ Cơ quan hải quan sẽ có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% xác định trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để tiến hành thủ tục kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn được xác định là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, thì cơ quan hải quan sẽ là đơn vị có trách nhiệm để tiến hành kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trong trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì cần phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
– Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra thông thường:
+ Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, thì chủ hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc nộp trực tiếp đến Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu trường hợp đã tiến hành áp dụng);
+ Trong thời hạn được xác định là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, thì cơ quan kiểm tra nhà nước là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Trong trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì sẽ phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
+ Chủ hàng sẽ phải có trách nhiệm tiến hành nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
– Trình tự, thủ tục kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra chặt:
+ Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
+ Trong thời hạn được xác định 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước sẽ là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Đối với trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì sẽ phải nêu rõ được lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
+ Chủ hàng sẽ phải có trách nhiệm tiến hành nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
– Đối với trường hợp ra Thông báo về kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thì cơ quan kiểm tra nhà nước sẽ là đơn vị có thẩm quyền ra quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018 và phải có trách nhiệm báo cáo về kết quả xử lý về trường hợp thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu:
Hồ sơ để tiến hành thực hiện việc đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo Điều 18 Nghị định 15/2018/NĐ-CP trong đó được thực hiện như sau:
– Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm trong đó bao gồm:
+ Bản tự công bố về sản phẩm;
+ 03 thông báo về kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực được xác định tại thời điểm nộp;
+ Trong trường hợp sản phẩm được xác định là có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì sẽ phải có giấy chứng nhận để đáp ứng đối với các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (cung cấp bản chính).
– Hồ sơ tiến hành đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:
+ Giấy đăng ký kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
+ Bản tự công bố của sản phẩm;
+ 03 Thông báo kết quả về việc xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
+ Bản sao về Danh mục hàng hóa (Packing list);
+ Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì sẽ phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
3. Xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu:
Đối với trường hợp không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu thì cơ quan có thấm quyền sẽ tiến hành xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu theo Điều 20 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
– Sau khi đã xác định hoàn tất đối với việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, thì chủ hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố một trong các giấy tờ sau:
+ Chứng từ tái xuất đối với trường hợp thực hiện áp dụng hình thức tái xuất;
+ Biên bản về việc tiêu hủy có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
+ Hợp đồng tiến hành chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng lô hàng, mặt hàng đó làm thực phẩm.
– Sau khi đã xác nhận hoàn thành việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn, nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, thì chủ hàng sẽ có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định tại mục 3.
Đối với trường hợp đã áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn mà lô hàng, mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm với thực phẩm nhập khẩu .Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
THAM KHẢO THÊM: